CSVN Xuân – Tiến sỹ André Clément – Demange, chuyên gia tổ chức CIRAD cho rằng, chương trình trao đổi giống quốc tế là sự hợp tác giữa các quốc gia trồng cao su, hướng đến sự phát triển hiệu quả và bền vững.
Tại Hội thao CNVC-LĐ Cụm thi đua Công đoàn số VI năm 2018, tại Viện Nghiên cứu Cao su VN (RRIV) (Lai Khê, Bình Dương) hồi tháng 5, có một cặp vợ chồng đã lớn tuổi, người nước ngoài cùng tham gia thi môn điền kinh, để lại ấn tượng đẹp với các vận động viên.
Đó là vợ chồng tiến sĩ André Clément – Demange, chuyên gia tuyển chọn giống cây cao su đến từ tổ chức CIRAD (Trung tâm Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu Nông nghiệp vì sự phát triển – tổ chức của Pháp). Qua trao đổi, ông cho hay đang có chuyến công tác tại Việt Nam, tranh thủ đến Viện Nghiên cứu Cao su VN thăm bạn bè, đồng nghiệp và học trò.
“Tôi đến đây hôm qua và được biết sẽ tổ chức hội thao, có nhiều bạn trẻ tham gia nên cả hai vợ chồng tôi hào hứng đăng ký. Chúng tôi muốn được giao lưu, tìm hiểu và chia sẻ tinh thần thể thao với các bạn trẻ ngành cao su VN”, tiến sĩ chia sẻ, thông qua người phiên dịch.
Qua cuộc trò chuyện, chúng tôi được biết, tiến sĩ André Clément – Demange là nhà nghiên cứu, lai tạo và tuyển chọn giống cao su. Ông gắn bó với cây cao su từ tháng 8/1985 đến nay, hiện ông đang phụ trách và chịu trách nhiệm chọn giống ở khu vực Tây Phi.
Là nhà khoa học, chuyên nghiên cứu và tuyển chọn giống cao su, tiến sĩ cho rằng việc trao đổi giống giữa các quốc gia trồng cây cao su là công việc nên được duy trì thực hiện, nhằm mục đích mở rộng nguồn di truyền để tạo tuyển giống cao su tốt nhất, phù hợp với từng quốc gia.
“Trao đổi giống quốc tế hướng tới muc tiêu tăng cương hơp tac giưa cac quôc gia phat triên cây cao su trên thê giơi, hương đên sư phat triên hiêu qua va bên vưng cua nganh công nghiêp cao su thiên nhiên”, tiến sĩ chia sẻ.
Theo tiến sĩ André, cam kết của các Viện Nghiên cứu Cao su quốc gia thành viên IRRDB (Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế) trong Hội thảo về trao đổi giống cao su quốc tế năm 2013, thống nhất trao đổi giống giữa các quốc gia.
Các quốc gia như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Myanmar, Nigeria, tổ chức CIRAD… sẽ trao đổi khoảng 50 giống cao su khác nhau. Mỗi quốc gia trao đổi tối đa 5 giống. Bên cạnh trao đổi đa phương, RRIV còn thực hiện trao đổi song phương với Viện Nghiên cứu Cao su Thái Lan và Ấn Độ. Ngoài 5 giống đưa ra trao đổi chung, các bên còn chọn lựa những giống tốt của nhau để trao đổi. Sau khi tiến hành trao đổi, các giống sẽ được trồng khảo nghiệm ở các nước, đồng thời mở rộng khuyến cáo, nhân rộng cơ cấu giống trong nước. Mục đích mở rộng nguồn di truyền để tạo tuyển giống sau này.
CIRAD đã có mặt tại Việt Nam hơn 27 năm và hiện đang là đối tác chiến lược của nhiều cơ quan nghiên cứu và các trường đại học Việt Nam. Tổ chức CIRAD đã giúp đỡ RRIV trong đào tạo, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, trao đổi giống… Trong những năm qua, RRIV đã cử nhiều cán bộ đi học và lấy bằng tiến sỹ tại Pháp. Ông André Clément – Demange là giảng viên giảng dạy và hướng dẫn, đào tạo cho các học viên của Viện từ Việt Nam sang.
MINH TÂM
Related posts:
- "Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu cao su VRG"
- Phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tham gia sản xuất và thu hoạch mủ cao su
- Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đánh giá cao nỗ lực của VRG khi đầu tư phát triển cao su tại Ca...
- VRG nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
- Công ty cao su Phú Riềng: 884 VĐV tham gia hội thao CNVC-LĐ năm 2014
- Kon Tum:Tập huấn nghiệp vụ bảo vệ nông trường cao su
- Cao su Phước Hòa: Công nhân yên tâm bám vườn, bám việc
- Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang về trước kế hoạch sản lượng 50 ngày
- VRG kiến nghị bổ sung ngành nghề chính
- Cao su Bà Rịa hoàn thành tốt nhiệm vụ