CSVN – Theo ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Dự thảo Luật Trồng trọt hướng tới khắc phục những hạn chế trong phát triển ngành trồng trọt thời gian qua; tạo hành lang phát triển theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường.
Sự cần thiết ban hành Luật Trồng trọt
Trồng trọt là ngành rất quan trọng trong nông nghiệp, đóng góp tới 71,95 % GDP, trên 5% kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Năm 2017, kim ngạch XK gần 19 tỷ USD, có tới 7 mặt hàng có giá trị XK trên 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, cũng có nhiều rào cản đối với ngành trồng trọt nước ta, đó là canh tác quy mô nhỏ lẻ, cánh đồng mẫu lớn ít, chưa có nhiều vùng sản xuất chuyên canh, vấn đề an toàn thực phẩm, việc áp dụng KHCN còn nhiều hạn chế…Giá trị sản phẩm trồng trọt chưa cao, giá vật tư còn cao, ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu biến đổi khó lường…
Dự thảo Luật trồng trọt đã được gửi tới 63 đoàn đại biểu Quốc hội trong cả nước, lấy ý kiến đóng góp của những cá nhân, tổ chức có liên quan, tất cả các ý kiến sẽ được tiếp thu một cách nghiêm túc để sửa đổi hoàn thiện trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 6 vào tháng 10.
Dự án Luật Trồng trọt được xây dựng nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường; có cơ cấu quản lý, sản xuất, kinh doanh hợp lý, tạo lập được nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và từng bước hiện đại hóa… Các đại biểu đều cho rằng, việc ban hành Luật Trồng trọt là cần thiết nhằm tạo bước phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp.
Trồng trọt bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái
Nhiều ý kiến nêu, luật nên nhấn mạnh hơn đến vấn đề sử dụng đất bền vững, bảo vệ chuỗi sinh thái và chính sách khuyến khích thực hiện trồng trọt bền vững.
[cow_johnson general_float=”center”]Dự thảo với 7 chương, 85 điều, có thêm nhiều điều chỉnh đến 10 lĩnh vực trong hoạt động trồng trọt từ giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, mua bán, sơ chế, chế biến, bảo quản đến xuất khẩu, nhập khẩu… Dự thảo sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2018.[/cow_johnson]Ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty phân bón Bình Điền cho rằng, luật phải đạt được hai mục đích là bảo vệ quyền lợi của bà con nông dân và nhà sản xuất chân chính, cần cân nhắc để bà con và các DN không bị thiệt thòi mà được hưởng lợi từ luật này… Ông Phong nêu, luật có nội dung quản lý chặt chẽ, đảm bảo quy chuẩn nhãn mác bao bì trong lĩnh vực phân bón. Bởi trên trên thị trường hiện nay nhãn mác bao bì chưa rõ ràng, khiến nông dân nhầm lẫn giữa loại này với loại khác.
Đại biểu Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam đề nghị, các thuật ngữ còn mơ hồ, chưa rõ nghĩa vì nhiều đối tượng, nên đưa đối tượng hộ gia đình, nông nghiệp đô thị vào luật… Phần Chương 2 về việc công nhận giống cây trồng mới, hiện nay nhiều Viện và Doanh nghiệp thấy chi phí quá nhiều vào thủ tục công nhận giống mới quá phức tạp, không rõ ràng tốn kèm chi phí gây phiền hà cho doanh nghiệp…
Nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét lại vấn đề khảo nghiệm phân bón bởi thực tế thời gian qua việc khảo nghiệm hiệu quả không cao nhưng mất nhiều thời gian và chi phí. Thay vào đó, nên quản lý chặt khâu hậu kiểm, bằng quy chuẩn chất lượng…
MINH TÂM