CSVN – Hiện nay trên thế giới, có nhiều nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra phương pháp khử protein trong latex thiên nhiên và cũng sơ bộ đưa ra phương pháp sản xuất, chế biến. Nhưng chưa có nước nào xây dựng được tiêu chuẩn quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới đưa ra phương pháp và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 11527). Đây là lợi thế của VN, vì quốc gia nào công bố trước sẽ là lợi thế về mặt sản xuất, cũng như đưa sản phẩm ra thị trường.
Lợi ích của TCVN 11527
Ngày 17/11/2016, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam kết hợp với VRG tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các nhà sản xuất latex ly tâm để chuẩn bị ban hành TCVN 11527 : latex cao su cô đặc được khử protein. Sau đó, tiêu chuẩn này được ban hành cuối năm 2016 và áp dụng vào năm 2017. Trước đây, công nghệ khử protein trong latex chưa được phát triển, thì nay Đại học Bách khoa Hà Nội kết hợp với Đại học Nagaoka Nhật Bản nghiên cứu phương pháp loại bỏ protein trong latex thiên nhiên, mở ra triển vọng cũng như khả năng khử porotein trong latex.
Protein vốn có mặt trong latex thiên nhiên; sau khi qua ly tâm vẫn còn tồn tại trong sản phẩm latex ly tâm một lượng khoảng từ 0,3 – 0,45%. Hàm lượng protein này sẽ là tác nhân gây dị ứng cho người dùng khi sử dụng các sản phẩm như găng tay, sản phẩm y tế, condom…
“Việc Việt Nam xây dựng và công bố tiêu chuẩn này sẽ mang nhiều ý nghĩa về mặt công nghệ cũng như thương mại; đồng thời quan trọng hơn cả là ta đưa ra trước Malaysia và Thái Lan. Vì Malaysia là nước chủ đạo nằm trong Ban TC 45 – Ban xây dựng tiêu chuẩn cao su quốc tế. Nếu họ xây dựng và đưa ra tiêu chuẩn trước thì buộc các nước khác phải tuân thủ và làm theo phương pháp của họ.
Như vậy là phụ thuộc vào công nghệ sản xuất của họ. Rất mừng là PGS. TS. Phan Trung Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Cao su thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã miệt mài nghiên cứu ròng rã trong mấy năm qua (trong dự án escamber của Nhật), nhiệt tình giúp đỡ cho ngành cao su Việt Nam cũng như là giúp cho Viện Tiêu chuẩn Việt Nam xây dựng tiêu chuẩn này” – ông Nguyễn Hoàng Thái – Phó Ban Công nghiệp VRG cho biết.
Góp phần nâng cao thương hiệu Cao su Việt Nam
PGS. TS. Phan Trung Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Cao su, nhận định: Mủ cao su thiên nhiên (CSTN) là một trong những vật liệu có nhiều đặc tính tuyệt vời được lựa chọn cho việc sản xuất các thiết bị y tế chuyên dụng, đồ dùng gia đình và thiết bị trong các ngành công nghiệp. Đặc tính kháng nước, tính cách điện, tính dẻo, tính đàn hồi và thân thiện với môi trường giúp cho sản phẩm từ cây cao su mang lại những lợi ích rất lớn. Tuy nhiên, một hợp phần tồn tại trong mủ cao su là protein được chứng minh là nguyên nhân chính gây ra các tác động không mong muốn.
Ngoài việc gây ra dị ứng da khi sử dụng các sản phẩm có tiếp xúc với con người, với các loại cao su thương mại rắn có chứa hàm lượng lớn protein, khi bảo quản protein bị phân hủy gây nên mùi khó chịu. Chính vì vậy việc loại bỏ protein ra khỏi CSTN mang lại rất nhiều lợi ích. Đối với mủ cao su, loại bỏ protein sẽ làm tăng tính đàn hồi, giảm độ bền ứng suất, cải thiện độ dẻo của vật liệu, thích hợp cho sản xuất các sản phẩm như găng tay, sợi cao su cho giày dép…
Mủ cao su hàm lượng protein thấp có khả năng phản ứng cao trong các phản ứng biến tính, do protein bị loại bỏ nên các tác nhân biến tính dễ tương tác với bề mặt hạt cao su hơn. Khi hàm lượng protein giảm, điện trở của vật liệu cao su cũng tăng và khả năng hấp thụ nước giảm mạnh rất thích hợp cho việc sản xuất các sản phẩm cách điện và giảm khả năng bị nấm mốc trong quá trình lưu trữ và sử dụng. TCVN 11527 quy định yêu cầu kỹ thuật đối với latex CSTN cô đặc có hàm lượng protein thấp. Tùy theo hàm lượng protein, DPNR latex được phân thành 3 loại phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật được quy định, như sau:Dự kiến, khi TCVN 11527 được áp dụng, thì người thụ hưởng nhiều nhất chính là những nhà máy lớn có đủ khả năng sản xuất latex khử protein; trong đó chiếm phần lớn là các nhà máy của VRG. Kết hợp với tiêu chuẩn này, VRG cũng đề nghị Viện Tiêu chuẩn VN nâng cấp tiêu chuẩn cơ sở của Tập đoàn TCCS 111: Quản lý nguyên liệu vườn cây thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN và sẽ ban hành trong năm 2017.
Tuệ Linh
Related posts:
- Dục Nông nhiều năm liền dẫn đầu sản lượng Cao su Kon Tum
- Xí nghiệp Chế biến K’Dang cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất
- Vệ sinh chén hứng mủ bằng máy khoan mini hiệu quả và tiết kiệm thời gian
- Mô hình trồng xen cây họ đậu (*)
- Ứng dụng hiệu quả máng che mủ cao su mùa mưa
- 23 phòng kiểm nghiệm cao su đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
- Nhiều lợi ích từ sản xuất sạch hơn
- Sáng kiến “Nắp đậy chén nhựa hứng mủ” tiết kiệm 555 triệu đồng/năm
- Cần kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào
- Mô hình hay trong phòng, chống dịch Covid - 19
mình đang dùng silicon nên giá thành cao
mình muốn chuyển sang mủ latex để làm khuôn
nhưng mình không biết cô đặc mủ latex như thế nào
xin cho phương án
sdt :0975462223
mình không biết bạn làm khuôn gì, nhưng theo mình latex là loại mủ cao su đã được tách bớt nước và tạp chất nâng cao hàm lượng cao su lên. Tuy nhiên latex sẽ rất mềm dẻo nên không đủ độ cứng làm khuôn