CSVN – Đông Nam Bộ là khu vực ngành chế biến gỗ phát triển rất mạnh trong những năm qua và sẽ tiếp tục phát triển, tuy nhiên việc phát triển hiện nay chưa có mối liên kết giữa nhà cung ứng nguyên liệu, phụ liệu phụ trợ với nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với nhà cung ứng dịch vụ Logistic, thiếu bộ phận thiết kế chuyên nghiệp… Theo Ban Kế hoạch Đầu tư VRG, Tập đoàn sớm hình thành một khu công nghiệp với quy mô lớn chuyên về ngành chế biến gỗ để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển các công ty chế biến gỗ của Tập đoàn, vừa tạo hạ tầng để phát triển ngành gỗ ở khu vực.
Cần sớm ghi nhận gỗ cao su thanh lý vào doanh thu bán hàng
Hiện nay, do cây cao su được theo dõi là tài sản cố định và trích khấu hao theo quy định, nên toàn bộ chi phí phát sinh chăm sóc cây cao su hàng năm (giai đoạn mở cạo) được hạch toán hết vào giá thành khai thác mủ cao su trong năm; điều này không phản ánh đúng kết quả kinh doanh mủ cao su, kết quả kinh doanh gỗ do một phần chi phí chăm sóc cây cao su hàng năm không thể phân bổ cho kết quả kinh doanh gỗ.
Việc doanh thu từ gỗ, củi cao su đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhưng không được ghi nhận vào doanh thu hoạt động chính là không phản ánh đúng bản chất hiệu quả hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Do vậy, nhiều năm qua VRG đã kiến nghị các bộ ngành cơ chế để ghi nhận sản phẩm gỗ thanh lý vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để thu nhập từ thu hoạch gỗ cây cao su thuộc đối tượng áp dụng ưu đãi thuế TNDN như các sản phẩm nông, lâm nghiệp khác.
Chứng chỉ rừng bền vững để nâng cao giá trị
Theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/9/2020 về việc Quy định hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam: Thực hiện chương trình phát triển bền vững nói chung và chứng chỉ rừng bền vững theo hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam nói riêng, sẽ giúp gỗ cao su có chứng nhận nguồn gốc rõ ràng là một lợi thế trong xu hướng hiện nay. VRG với lợi thế từ khâu trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến các sản phẩm gỗ tinh chế từ cao su, cần định hướng tạo cơ chế liên kết chuỗi sản phẩm gỗ cao su tinh chế có chứng chỉ rừng bền vững trước mắt là VFCS/PEFC, chứng nhận doanh nghiệp bền vững cho các công ty cao su có vườn cây thanh lý và công ty chế biến gỗ và tiến tới có chứng chỉ FSC. Bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh quảng bá sản phẩm mủ cao su và gỗ cao su có chứng chỉ bền vững đến khách hàng.
Hiện Tập đoàn có 12 công ty cao su có chứng nhận chứng chỉ rừng bền vững và có gỗ cao su có chứng chỉ VFCS/PEFC với diện tích cao su 100.000 ha, dự kiến năm 2022 sẽ có 2 nhà máy chế biến gỗ có PEFC-CoC, với diện tích thanh lý 2.500 – 4.000 ha/năm cho sản lượng gỗ tròn 430.000-600.000 m3 và tăng dần trong tương lai…Theo Ban Kế hoạch Đầu tư VRG, cần ưu tiên nguồn gỗ có chứng chỉ phân bổ theo quy định cho các nhà máy sản xuất gỗ thành viên để liên kết chuỗi và nâng giá trị sản phẩm gỗ cao su có chứng chỉ. Bên cạnh đó các công ty gỗ Tập đoàn cần tích cực tiếp thị gỗ có chứng chỉ đến khách hàng, các công ty có thể đăng ký về Tập đoàn để có thể nhận hỗ trợ về nguồn gỗ có chứng chỉ rừng này để tạo lợi thế cạnh tranh.
N.K
Related posts:
- Ngành gỗ mở rộng liên kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển
- Trao giải 4 môn thi đấu Hội thao Khu vực VI
- Được và mất mùa World cup
- Khởi công xây dựng nhà máy chế biến cao su ở Liberia
- Chủ động, sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước
- Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vẫn làm ăn phát đạt trong năm COVID-19
- Chào người thợ giỏi
- Giá cao su ngày 17/3: Đà tăng chưa dừng
- Doanh nghiệp cao su trái chiều kỳ vọng
- Những "chiến binh" thầm lặng