Vừa qua một số công ty khu vực miền núi phía Bắc (Điện Biên, Sơn La), xuất hiện bệnh hại trên vườn cây KTCB với các biểu hiện bệnh trên tán lá khô héo từng phần hoặc toàn phần, vùng chân voi, cổ rễ, thâm đen thối nứt…Qua buổi tập huấn đầu bờ tổ chức tại Công ty CPCS Điện Biên ngày 28/4, Ban Quản lý Kỹ thuật VRG đã có hướng dẫn xử lý bệnh như sau: Về tên bệnh là “bệnh thối cổ rễ” (chưa có trong quy trình). Triệu chứng bệnh với các biểu hiện vỏ đổi màu thâm đen vùng chân voi, cổ rễ, vết thâm đen lan rộng, có thể xung quanh chân voi hoặc thân, vỏ thối nứt, bóc ra bên trong có lớp đệm mủ hoặc màng mủ mỏng. Tán lá cây bệnh nặng bị khô từng phần hoặc toàn phần, nặng hơn là chết khô. Hiện tại ghi nhận bệnh trên một số giống PB 260, RRIC 121…
Cách xử lý kịp thời theo các bước sau: Nạo hết phần vỏ thâm đen, thối rữa, bỏ lớp màng mủ hoặc đệm mủ và các phần bị hại. Sau đó dùng cọ quét dung dịch hỗn hợp metalaxyl + mancozeb (Vymonyl 72BTN, Mexyl 72WB) nồng độ 2% kết hợp Vaseline nấu chảy. Cách pha hỗn hợp thuốc: 10kg Vaselin nấu chảy (để nguội khoảng 40 -500C, trộn 200g metalaxyl + mancozeb (Vymonyl 72BTN, Mexyl 72WB) nồng độ 2%, quậy đều đến khi hỗn hợp sệt (khoảng 5-10 phút).
P.V
Related posts:
- Hơn 70 cán bộ kỹ thuật được tập huấn về công tác bảo vệ thực vật cây cao su
- Vệ sinh chén hứng mủ bằng máy khoan mini hiệu quả và tiết kiệm thời gian
- Cao su Đồng Nai giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ tốt sản phẩm mủ
- Các công ty cao su Tây Nguyên vượt khó thành công
- Nông trường Cầu Khởi, Cao su Tây Ninh: Tay nghề khá giỏi trên 95%
- Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật nước thải sơ chế cao su
- Thay đổi mật độ cao su tái canh trồng mới
- Sáng kiến máng dẫn mủ miệng cạo 2 – ¼
- 23 phòng kiểm nghiệm cao su đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
- Cao su Lộc Ninh góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới