Xin đừng lãng phí vật tư
Kiềng chén máng, mái che mưa
Vật tư cạo mủ phải mua mất tiền
Giá thành vì thế tăng lên
Thu nhập giảm xuống, chớ quên điều này
Vào thăm vườn cạo sáng nay
Vật tư sao thấy đó đây vất bừa
Chén nằm trong đống cỏ khô
Máng nằm lẫn đất khắp lô khắp vườn
Kiềng nằm rải rác bên đường
Mái che mưa cũng tìm phương gió trời
Xin đừng lãng phí ai ơi
Gom vào một chỗ để rồi dùng sau
Vào mùa xin có đôi câu
Công nhân thợ cạo nhắc nhau hàng ngày.
Lương Quang Hiến
Gừng già ít cay
– Nè Tư Mủ, ông luyện tay nghề thi thợ giỏi cấp ngành đến đâu rồi?
– Giỡn hoài cha nội. Thi thợ giỏi để tụi thanh niên trẻ khỏe đi thi, tui với ông mắt mũi tèm nhèm rồi thi gì mà thi không biết.
– Khà khà. Có giải dành cho thí sinh lớn tuổi mà.Tui nhớ hồi trẻ có lần ông đạt giải cấp…tổ mà.
– Chọc quê nha. Ông nhắc mới nhớ. Tui thấy hình như thợ giỏi nghề cạo mủ của mình chỉ… phong độ một thời hay sao ấy. Ít thấy thợ giỏi nào giữ vững thành tích trong thời gian dài ông nhỉ, có chăng đôi ba năm trở lại.
– Đặc thù nghề nghiệp mà. Càng lớn tuổi sức khỏe yếu hơn, mắt kém nên sao giữ vững kỹ thuật và tốc độ được. Gừng càng già nhưng… ít cay ông à.
Hai Cạo
Canh gì cũng chịu
Chị vợ gọi anh chồng hoài cũng chẳng chịu dậy đi cạo mủ. Bực mình lớn tiếng:
– Ông ơi là ông! Gọi ông dậy đi cạo mủ mà từ lúc canh 1, cho đến canh 2… bây giờ sang canh 3 nữa rồi.
Anh chồng còn đang lơ mơ… say rượu trả lời:
– Bà có đem canh gì tôi cũng không mần nổi đâu. Còn xoài, cóc, ổi… thì mang ra đây tôi còn mần một chai nữa được. Lẹ lên đi bà.
– Trời!
Nguyễn Củ Cải
Chưa đủ sao?
Người vợ cằn nhằn vì người chồng ăn bám:
– Anh chỉ ăn với ngủ, không biết làm cái gì khác hơn sao?
Anh chồng chỉ vào sáu đứa con và nói:
– Thế thì cái gì đây, bấy nhiêu chưa đủ sao?
M.T (st)
Chiêu của học trò
Trong giờ thi vấn đáp 2 thầy giáo ngồi đối diện hỏi thí sinh, đến câu hỏi khó nhất nhằm tìm học sinh xuất sắc và cho điểm tối đa. Gần hết giờ vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời, học trò chau mày rồi đá nhẹ vào chân thầy A. Thầy này tưởng đồng nghiệp nhắc khéo mình nên quay sang nhìn thầy B. Chỉ chờ có vậy, cậu học trò đá nhẹ 2 cái liên tục vào chân thầy B. Thầy B tưởng đồng nghiệp kia ra hiệu cho mình nên quay sang, 2 thầy nhìn nhau và tuyên bố:
– Bài kiểm tra này em được điểm tối đa và có thể có cơ hội nhận học bổng.
Hết giờ làm việc thầy B hỏi thầy A:
– Học sinh đó là người quen của anh à?
Thầy A : Tôi lại nghĩ cậu ấy là người nhà của thầy chứ?
Cả 2 thầy (đồng thanh): Trời, mắc lừa rồi…!
Văn Nguyễn (Bình Thuận)
Related posts:
- Heo may
- So sánh
- Thương người thợ cạo
- Từ dịch bệnh Covid-19: Bạn học được gì?
- Mùa cao su thay lá
- Hơn 250 vận động viên tham gia Hội thao CNVCLĐ Khu vực IV
- Người công nhân chăm chỉ sửa đường
- Tháng bảy đã về
- Trường Cao đẳng CN Cao su tổ chức giải bóng đá giao hữu
- Giao lưu bóng chuyền khối thi đua nông nghiệp Gia Lai