“Ánh sáng từ dòng vàng trắng” lần thứ VI – năm 2024

Nhờ làm cao su, năm 2021, vợ chồng chị Lò Thị Thắm, đội 7 bản Tâu, xã Hua Thanh, dựng được ngôi nhà sàn truyền thống với chi phí gần 700 triệu đồng. Chị cho biết, làm cao su đỡ vất vả hơn làm ruộng, thu nhập một năm của vợ chồng từ cao su được 150 triệu đồng. Trong họ có 12 anh em ruột đi làm cao su.
Giống cao su trồng ở Điện Biên được lựa chọn phù hợp với địa hình đồi núi và chịu được rét.
Năng suất mủ cao su ở Điện Biên hiện trung bình đạt 1,24 tấn/ha. Chị Quàng Thị Thắm đã 5 năm gắn bó với cây cao su, mỗi tháng được trả khoảng 6 triệu đồng. Sau khi cạo, 10 ngày sau chị Thắm đi gom mủ bằng cách dùng thanh sắt uốn hình chữ L, móc mủ cho vào gùi, mỗi gùi nặng 20 kg.
Người dân ở xã Hua Thanh, phần lớn là đồng bào dân tộc Thái, đi cạo mủ cao su từ 4h30 tới khoảng 7h. Anh Đường Văn Châu (bìa trái) cho biết, chiếc dao cạo mủ cao su được làm từ thép trắng để đảm bảo độ sắc bén và cứng.

Tác giả: PHẠM NGỌC THÀNH – Báo điện tử Vnexpress.net