- Cây cao su là nơi cô lập carbon tuyệt vời. Một nghiên cứu của Satakhun và cộng sự, (2019) tại Thái Lan cho thấy mức hấp thụ trung bình hàng năm của các đồn điền cao su là 36,7 tấn CO2/ha/năm. Khoảng 24,9 kg CO2 được cô lập khỏi môi trường khi cây sản xuất ra một kg mủ cao su tự nhiên. Nếu trung bình một ô tô thải ra 4,6 tấn CO2 mỗi năm thì 1 ha đồn điền cao su có khả năng hấp thụ ô nhiễm không khí do khoảng 9 ô tô tạo ra.
- Hệ thống nông lâm kết hợp dựa vào cao su rất hiệu quả trong việc lưu trữ carbon. Trữ lượng carbon thực vật ở các đồn điền cao su ở các độ tuổi khác nhau (từ 5 đến 40 tuổi) cho thấy tối đa có thể đạt 105,73 tấn C/ha ở các đồn điền trưởng thành từ 30–40 năm (Brahma và cộng sự, 2016). Các hệ thống rừng có trữ lượng carbon cao đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu vì chúng hấp thụ và tích tụ khối lượng carbon dioxide từ khí quyển.
- Biên độ khí hậu của việc trồng cao su chủ yếu được xác định bởi 2 yếu tố khí hậu độc lập: nhiệt độ và lượng mưa. Tác động của biến đổi khí hậu là khác nhau ở các vùng sản xuất cao su tự nhiên khác nhau, một số vùng truyền thống sẽ trở nên kém thuận lợi hơn do hạn hán và một số vùng cận biên sẽ trở nên thuận lợi hơn nhờ sự nóng lên.
ANH NGHĨA (tổng hợp)
Related posts:
- Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang: Nhiều triển vọng khi trồng thí điểm keo lai
- Phát minh một vật liệu giống cao su
- Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2020 sẽ ban hành vào tháng 10
- VRG sẽ ban hành suất đầu tư theo 4 khu vực
- Kỹ thuật cao su thời Pháp
- Ban hành quy chế bán cao su thanh lý
- Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2020 được chứng nhận cấp Quốc gia: Khẳng định vai trò chủ lực của ...
- Sản xuất SVR 10, 20 theo công nghệ mới nhằm giảm suất đầu tư
- Chế biến cao su SVR 10, SVR 5S từ mủ nước
- Sẽ vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon vào năm 2028