- Cây cao su là nơi cô lập carbon tuyệt vời. Một nghiên cứu của Satakhun và cộng sự, (2019) tại Thái Lan cho thấy mức hấp thụ trung bình hàng năm của các đồn điền cao su là 36,7 tấn CO2/ha/năm. Khoảng 24,9 kg CO2 được cô lập khỏi môi trường khi cây sản xuất ra một kg mủ cao su tự nhiên. Nếu trung bình một ô tô thải ra 4,6 tấn CO2 mỗi năm thì 1 ha đồn điền cao su có khả năng hấp thụ ô nhiễm không khí do khoảng 9 ô tô tạo ra.
- Hệ thống nông lâm kết hợp dựa vào cao su rất hiệu quả trong việc lưu trữ carbon. Trữ lượng carbon thực vật ở các đồn điền cao su ở các độ tuổi khác nhau (từ 5 đến 40 tuổi) cho thấy tối đa có thể đạt 105,73 tấn C/ha ở các đồn điền trưởng thành từ 30–40 năm (Brahma và cộng sự, 2016). Các hệ thống rừng có trữ lượng carbon cao đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu vì chúng hấp thụ và tích tụ khối lượng carbon dioxide từ khí quyển.
- Biên độ khí hậu của việc trồng cao su chủ yếu được xác định bởi 2 yếu tố khí hậu độc lập: nhiệt độ và lượng mưa. Tác động của biến đổi khí hậu là khác nhau ở các vùng sản xuất cao su tự nhiên khác nhau, một số vùng truyền thống sẽ trở nên kém thuận lợi hơn do hạn hán và một số vùng cận biên sẽ trở nên thuận lợi hơn nhờ sự nóng lên.
ANH NGHĨA (tổng hợp)
Related posts:
- Bang Kerala (Ấn Độ) kêu gọi sử dụng cao su trong xây dựng đường dù chi phí cao
- Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam: Nâng cao hiệu quả, chất lượng trong nghiên cứu phát triển cây giống
- VRG tiết giảm 15% - 30% chi phí chế biến năm 2015
- SVR 10, 20 sẽ là chủng loại mủ chủ lực ở Campuchia
- Giới thiệu quy trình kỹ thuật điều chỉnh bổ sung 2017
- Cao su Chư Prông đạt 3 giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Gia Lai
- Chẩn đoán trực tuyến dịch hại trên cây cao su
- Tìm giải pháp cạo tận thu hiệu quả
- Yêu cầu thực tế quản lý rừng cao su bền vững
- Chấn chỉnh, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm