CSVN – Năm 2020, Việt Nam hứng chịu 13 cơn bão. Thiên tai bão lũ đi qua gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Nhưng người dân vùng bão lũ không đơn độc khắc phục hậu quả mà trên tất cả, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách – truyền thống tốt ẹp của dân tộc Việt Nam đã sưởi ấm những mất mát do thiên tai gây ra.
Nhìn lại năm 2020, nhiều người đã muốn quên đi bởi có quá nhiều những nốt trầm. Sau một năm, ai cũng muốn tổng kết lại là đã làm được gì, có những thành quả và niềm vui gì, chứ không một ai muốn liệt kê những mất mát, tổn hại. Nhưng trên thực tế, đại dịch Covid – 19 và hậu quả 13 cơn bão gần như vắt kiệt sức những vùng, những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đặc biệt là khúc ruột miền Trung của cả nước, nơi gánh chịu nhiều cơn uồng nộ của thiên nhiên trong năm qua.
Chỉ tính riêng trong tháng 10, Duyên hải miền Trung hứng chịu 4 cơn bão. Trước khi bão số 9 Molave đổ bộ vào Việt Nam thì cơn bão được coi là mạnh nhất trong 20 năm trở lại ây với sức gió lên tới 150km/h đã đánh thẳng vào Philippines và để lại hoang tàn đổ nát nơi bão đi qua.
Các tờ báo quốc tế đã nói về cơn bão này là “Cơn bão mạnh nhất thập kỷ đánh vào một quốc gia kiên cường nhất”. Quả thật đúng như vậy, người dân ở nơi “eo” của hình chữ S ường như đã quen với bão lũ. Do vậy ít nhiều có kinh nghiệm phòng chống và đối phó trước, trong và sau khi thiên tai đi qua.
Năm nay, có thời điểm cả nước “căng mình” trước bão lũ. Hình ảnh của những cuộc họp đột xuất của lãnh đạo các cấp để bàn về cách phòng chống bão, những công văn hỏa tốc gởi đến các địa phương để đưa người dân đến vùng an toàn tránh bão, hình ảnh người dân kịp thời gia cố nhà cửa và những đêm cửa khóa then cài đón bão đâu đó đã trở thành một hình ảnh không bao giờ quên của mỗi người trong năm 2020.
Dù không trong vùng lũ, nhưng khúc ruột miền Trung là quê hương của những người con xa xứ, là đồng bào dân tộc cùng chung dòng máu đất Việt, vì vậy không ai có thể đứng ngoài cuộc mà đều mong muốn góp sức để khắc phục hậu quả, giúp người dân miền Trung vực dậy sau bão. Nhiều chương trình quyên góp, ủng hộ “Hướng về miền Trung” được phát động để hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do bão chồng bão, lũ chồng lũ.
Và sự hỗ trợ đó không chỉ là hiện kim, hiện vật, mà cao cả hơn đó là tấm lòng, là tình cảm của người dân trên mọi miền đất nước. Tất cả tình cảm đó được gởi gắm qua những đêm thức trắng gói bánh chưng, những con hẻm sáng đèn gom góp quần áo, nhu yếu phẩm, những người xung phong tình nguyện đi từ thiện, tiếp tế cho đồng bào mình.
Ai có của góp của, ai có công góp công, có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, tinh thần lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái được thắp lên mạnh mẽ trong mỗi người dân Việt Nam, từ em học sinh đập ống heo mang đến quyên góp, từ cụ già tự mình đem gạo đến ủy ban xã nhờ gởi về miền Trung thân yêu.
Riêng VRG, hơn 5 tỷ đồng từ ủng hộ một ngày lương của tập thể NLĐ trong toàn Tập đoàn được gởi đến các đơn vị thành viên trực thuộc tại miền Trung và những địa phương bị thiệt hại do bão với mong muốn cùng với người dân cả nước gởi chút tấm lòng và sự động viên đến miền Trung gầy dựng lại cơ ngơi, vững vàng sau bão, bởi “người còn thì của còn”.
Sự chung sức, đồng lòng hướng về miền Trung của cả nước đã khiến nhiều người ngoại quốc phải ngạc nhiên. Sau 5 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam, anh Brandon Hurley – Quốc tịch Mỹ đã thốt lên khi thấy nước Việt Nam kiên cường và đoàn kết trong thiên tai: “Các bạn đối mặt với mẹ thiên nhiên bằng sự gắn kết và tốt chưa từng thấy”.
MINH NHIÊN
Related posts:
- Nơi nuôi dưỡng những ước mơ
- Sẽ giải thể một số đội bóng chuyền
- Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử - Sinh thái (1897 - 1975)
- Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử - Sinh thái (1897 - 1975)
- Cô giáo mầm non có "giọng hát vàng"
- Cao su mùa thay lá
- Ông Yersin đã trồng được 100 ha cao su tại Suối Dầu
- Phát huy sức mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong tình hình mới
- Rừng cao su Long Thành là bối cảnh phim "tiếng sét trong mưa"
- Phóng viên Tạp chí Cao su VN đạt giải báo chí về học và làm theo Bác