CSVN – Thực hiện kế hoạch của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam về hoạt động nghiên cứu thực tế trong chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị – Hành chính ở cơ sở, từ ngày 8 – 10/4/2022, Phân viện miền Nam đã tổ chức hướng dẫn học viên các lớp K29A và K29C đi thực tế tại tỉnh Kiên Giang.
Nghiên cứu thực tế ở địa phương, cơ sở là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản trong chương trình đào tạo ở cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị là “lý luận gắn với thực tiễn”, nhà trường gắn liền với thực tế cuộc sống.
Tham gia đoàn đi có lãnh đạo Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân viện miền Nam, các thầy cô tham gia giảng dạy và học viên của 2 lớp là cán bộ, đảng viên của VRG được cử đi đào tạo Trung cấp Lý luận Chính trị – Hành chính. Đoàn đã đến thăm và nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất của Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang. Đồng thời, đoàn cũng đã đến thăm và tìm hiểu thực tế ở xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Trên cơ sở kiến thức lý luận được đào tạo về kinh tế chính trị Mác – Lê Nin, quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… quá trình thăm và nghiên cứu thực tế các cơ sở, địa điểm, đoàn công tác đã được Ban Giám đốc MDF VRG Kiên Giang chia sẻ những thông tin bổ ích về thực tiễn hoạt động sản xuất và kinh doanh, cùng với những hoạt động kinh tế – xã hội của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên xã đảo Lại Sơn.
Qua đó, cho thấy nghiên cứu thực tế cuối khóa là một phần học quan trọng trong chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận Chính trị – Hành chính được nhà trường tổ chức vào cuối khóa học. Phần học này đã giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để đánh giá, phân tích vấn đề cụ thể ở cơ sở, góp phần thực hiện trong thực tế nguyên lý “học đi đôi với hành”. Nội dung các vấn đề nghiên cứu thực tế là những vấn đề cơ bản được tổ chức phù hợp và thiết thực, sát với mục tiêu, chương trình đào tạo của Học viện. Qua chuyến đi này, học viên được thâm nhập vào đời sống thực tế để làm rõ hơn những kiến thức đã được các giảng viên giảng dạy.
Thông qua chuyến đi nghiên cứu thực tế, những cán bộ, đảng viên của VRG là các học viên được chia sẻ có thêm những kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở, thực tiễn địa phương để vận dụng một cách nhuần nhuyễn, tự tin và có phương pháp khoa học giải quyết các công việc sau khi trở về lại cơ quan, đơn vị có hiệu quả, từ đó giúp họ trưởng thành hơn.
Chuyến đi để lại những kỷ niệm, sự trải nghiệm và khám phá. Điều giá trị hơn nữa là sự kết nối, gắn bó giữa các học viên trong lớp, giữa thầy và trò, giữa các cán bộ, đảng viên ở các công ty, các đơn vị thành viên trong hệ thống VRG, sự chân thành thấu hiểu cuộc sống ở những vùng còn khó khăn, sự thân thiện trong văn hóa ứng xử, những hoạt động SXKD, những tình cảm và sự trân trọng của nhân dân các địa phương dành cho cán bộ, giảng viên học viện là những bài học kinh nghiệm, những điều đọng lại của chuyến đi nghiên cứu thực tế.
Tiến sĩ NGUYỄN HỮU SƠN
(Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Học viện
Cán bộ TP.HCM)
Related posts:
- Điện gió ở Gia Lai: Sức hút cho du lịch phố Núi
- Nhiếp ảnh VN thắng tuyệt đối cuộc thi ảnh của IRSG
- Gặp "nhà thơ" cao su Hòa Bình
- Cao su Ea H'Leo tổ chức giải bóng chuyền truyền thống
- Thời kỳ vàng son nhờ kế hoạch Stevenson
- "Đa số người lao động đều thuộc các bài hát về ngành cao su sau Liên hoan"
- Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ: Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986)
- Làng hoa...dĩ vãng
- Hà Tây vô địch giải bóng đá mini Cao su Chư Păh
- Lịch sử hào hùng và mục tiêu lớn lao