CSVN – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào tháng 3/2018 tại Chile là một trong những hiệp định thương mại tự do và có giá trị lớn với sự tham gia của 11 nước, trong đó có Việt Nam. Đối với ngành cao su thì đây sẽ là cơ hội và thách thức bước ra sân chơi mới và lớn.
Quy tắc cho cao su và các sản phẩm cao su
Theo ông Trần Ngọc Bình – Phó Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP.HCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, về các quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ trong CPTPP đối với ngành cao su, theo quy tắc dành cho Sản phẩm nhóm 40.01: Cao su thiên nhiên: Chuyển đổi nhóm: CTH hoặc RVC: Không thấp hơn 40% theo cách tính gián tiếp. Sản phẩm nhóm từ 40.02 đến 40.17: Cao su và các sản phẩm cao su: Chuyển đổi nhóm: CTH. Quy tắc cho sản phẩm gỗ và các mặt hàng bằng gỗ: Sản phẩm nhóm 44.01 đến 44.21: CTH.
Nhóm HS 94.03.30, HS 94.03.40: Đồ nội thất bằng gỗ cao su: CTH, hoặc RVC: Không thấp hơn: 35% cách tính trực tiếp, hoặc 45% cách tính gián tiếp hoặc 55% cách tính tập trung. Nhóm HS 94.04.21: Nệm gối cao su là CTH. Nhóm HS 95.06.62: Sản phẩm bóng bơm hơi: CTH hoặc RVC không thấp hơn 35% cách tính trực tiếp, hoặc 45% cách tính gián tiếp, hoặc 55% cách tính tập trung.
Ông Bình cho biết, về thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ trong CPTPP, Việt Nam có thể áp dụng song song hai hình thức trong thời gian tối đa là 10 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực đó là: cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) theo kiểu truyền thống; và tự chứng nhận xuất xứ từ người xuất khẩu đủ điều kiện chứng nhận xuất xứ. Sau thời gian 10 năm, Việt Nam sẽ áp dụng tự chứng nhận xuất xứ như các nước khác.
Như vậy, để gia nhập vào sân chơi mới, các doanh nghiệp cao su bắt buộc phải có chứng nhận xuất xứ và các yêu cầu về chất lượng cho các mặt hàng, sản phẩm của công ty. Một số doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động trồng cao su ở Lào và Campuchia quan tâm về vấn đề cao su thiên nhiên nhập khẩu, sản xuất từ Lào và Campuchia sang Việt Nam có xuất sang các nước trong CPTPP được hay không.
Về vấn đề này, ông Bình cho biết, đối với cao su thiên nhiên nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam, quy tắc xuất xứ trong hiệp định yêu cầu thực hiện chuyển đổi nhóm CTH, hoặc hàm lượng giá trị khu vực RVC không thấp hơn 40% theo cách tính gián tiếp. Như vậy, việc nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Lào và Campuchia xuất sang các nước thành viên CPTPP là không đáp ứng điều kiện quy tắc xuất xứ.
Đáp ứng quy tắc xuất xứ
Để được hưởng các ưu đãi thuế quan khi Hiệp định này có hiệu lực, các doanh nghiệp phải chứng minh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ đạt yêu cầu theo quy định. Cụ thể, quy tắc xuất xứ trong CPTPP là hàng hóa phải có xuất xứ: Thu được toàn bộ hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên như quy định tại Điều 3.3 (Hàng hóa được sản xuất hoặc thu được toàn bộ); Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều bên, toàn bộ từ các nguyên phụ liệu có xuất xứ, hoặc: Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều bên sử dụng nguyên phụ liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa thỏa mãn các quy tắc của Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng); và hàng hóa thỏa mãn tất cả các quy định khác của Chương 3 CPTPP.
Hàng hóa được sản xuất hoặc thu được toàn bộ mỗi bên quy định vì mục đích của Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ), hàng hóa có xuất xứ được coi là có được sản xuất hoặc thu được toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều bên nếu có: Cây trồng hoặc giống cây trồng, được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu gom tại đó;…
MINH TÂM
Related posts:
- Mục tiêu đến năm 2030: Sản xuất gỗ tinh chế quy mô lớn
- Cao su Đồng Phú chia cổ tức 50%
- Đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Ngành gỗ thắng Covid
- Ký ghi nhớ thành lập sàn giao dịch cao su
- Chính phủ Ấn Độ dự chi 11 tỷ Rupee mở rộng ngành công nghiệp cao su
- Kết nối thúc đẩy sản xuất cao su thiên nhiên bền vững tại Việt Nam
- Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng cả lượng và giá trị
- ANRPC kêu gọi EU xem xét sâu hơn về vai trò của ngành cao su thiên nhiên trong phát triển bền vững
- Thế giới có thể thiếu hụt nguồn cung cao su trong năm 2023