Tiêu chuẩn tăng vanh trong thời kỳ KTCB tại một số khu vực cao trình đã trồng (bổ sung điều 75 QTKT 2012)
Áp dụng cho một số khu vực cao su đã trồng trên cao trình ≥ 650m
Khu vực < 650 m tiêu chuẩn vanh theo phân hạng đất, như QTKT 2012.
Tạo tán vườn cây KTCB (bổ sung điều 93 QTKT 2012) Thực hiện với giống chậm phân cành, những vườn cây không phân cành ở độ cao từ 3m trở lên vào năm thứ 2 hoặc thứ 3, thì tiến hành cắt ngọn để tạo tán. Thời điểm tạo tán: Cắt ngọn tạo tán khi cây có tầng lá trên cùng vượt chiều cao định hình tán. Riêng vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ cắt ngọn tạo tán trong vụ Xuân.
Tạo tán cho cành thứ cấp: Cành cấp 1 vào thời điểm 1 năm sau khi tạo tán lần thứ nhất cách thân chính 0,5 – 0,6 m và chừa lại 2 chồi/cành với kỹ thuật tương tự tạo tán lần 1. Đối với vườn cây KTCB bộ tán ít phát triển (cành cấp 2 ít và cách thân chính >1m) tiến hành cắt bổ sung tỉa cành và tạo tán thứ cấp theo cách như trên.
Tỉa cành, mé nhánh, hạ thấp tán: Áp dụng đối với vùng trồng có nguy cơ thiệt hại do gió cao, vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp gió bão hàng năm nhằm tạo tán thấp. Tỉa bớt cành, nhánh không hữu hiệu, chừa lại 3 – 4 nhánh chính. Các cành có tán nặng, lệch, nguy cơ gãy cao có thể cắt, tỉa bớt. Khu vực đất dốc, các diện tích nặng tán có xu hướng nghiêng về phía taluy âm, tổ chức tỉa bớt phần ngọn của cành cấp 2 – 3 để giảm độ cao và độ vươn cành về phía taluy âm để phòng chống gãy đổ.
Cách thức bón phân
Đối với đất bằng: Từ năm 1 đến năm 2: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc cuốc lỗ xung quanh, cách gốc cây cao su 30 – 80 cm theo hình chiếu của tán lá. Từ năm thứ 3 trở đi, khuyến khích bón phân bằng máy, rạch rãnh bón và lấp phân. Đối với đất dốc >10º và các khu vực trồng trên đường đồng mức: Từ năm 1 đến năm 3 cuốc rãnh hình vành khăn hoặc cuốc lỗ xung quanh, cách gốc cây cao su từ 30 đến 70 cm tùy theo năm tuổi. Từ năm thứ 4 trở đi bón phân vào rãnh bón phân giữa 2 cây cao su cách mép taluy âm khoảng 50 cm, kích thước rãnh bón phân dài 80 cm, rộng 20 cm, sâu 20 cm. Nếu có hố đa năng, bón vào hố đa năng, trước khi bón cào bớt đất lá ra khỏi hố, rải đều phân trong hố và lấp kín bằng xác bã thực vật tại chỗ.
Bón phân qua lá trên vườn cây TCTM (Bổ sung điều 89 QTKT 2012)
Sử dụng trong năm trồng mới, không sử dụng cho vườn cây năm 2 (trừ một số trường hợp cá biệt như vườn cây trồng vụ thu năm trước, hoặc phun cho cây trồng dặm năm 2…) không sử dụng cho khu vực có khí hậu lạnh (miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ) và các khu vực đất dốc (trồng theo hàng đồng mức)
Số lần phun: Tối đa 3 lần cho khu vực Đông Nam bộ và Campuchia, 2 lần cho các khu vực Tây Nguyên và vùng trồng vụ Xuân (khi thời tiết đã hết rét). Thời điểm phun: Lần đầu tiên phun khi cây có tầng lá ổn định, các lần phun sau cách nhau 30 ngày. Chỉ phun phân bón lá vào những ngày không mưa và có nhiệt độ ngoài trời >15ºC, phun từ 7 -10 giờ sáng. Có thể phun kết hợp với phòng trị bệnh hại. Chỉ được sử dụng các loại phân bón lá hợp pháp, hợp chuẩn, hợp quy.
Các trường hợp điều chỉnh chế độ phân bón vô cơ trên vườn cây KTCB
Chế độ phân bón theo quy trình được điều chỉnh (giảm, ngưng hoặc tăng) trong các trường hợp sau: Có công thức bón phân theo kết quả chẩn đoán dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu CSVN và được sự chấp thuận của Tập đoàn; Vườn cây KTCB được thiết lập thảm phủ họ đậu tốt (Kudzu, Mucuna) khuyến cáo giảm hoặc không bón phân hữu cơ, ngưng phân vô cơ hoặc giảm 50% đạm trong công thức bón; Các vườn cây thường xuyên bị ảnh hưởng bởi gió bão gây gãy cành, tét nhánh có thể điều chỉnh tán bằng cách giảm bón đạm.
Hiện trạng đất trồng và sinh trưởng vườn cây tốt có thể tạm ngưng hoặc giảm khối lượng bón, điều chỉnh tăng cho cây/diện tích hụt sinh trưởng; Theo đề xuất của Ban Quản lý Kỹ thuật hoặc Viện NCCS VN. Tất cả các vườn cây có chế độ phân bón điều chỉnh phải được đánh giá sinh trưởng định kỳ hàng năm, đánh giá tác động của việc điều chỉnh đối với vườn cây và báo cáo Tập đoàn.
T.S
Related posts:
- Góp ý xây dựng cơ cấu giống cao su
- Giới thiệu quy trình kỹ thuật điều chỉnh bổ sung 2017
- Ngành cao su Việt Nam thích ứng với EUDR
- Cao su Mang Yang đẩy mạnh hợp tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- 73 học viên tham gia tập huấn quy trình công nghệ chế biến
- Sử dụng, bảo quản thuốc và an toàn trong công tác bảo vệ thực vật
- Sẽ trồng thử nghiệm 100 ha cỏ Alfalfa xen cao su
- Tái thiết kế nhựa phân hủy sinh học polyhydroxyalkanoates (PHA)
- Cơ giới hóa - yếu tố then chốt giúp tăng năng suất, chất lượng vườn cây
- “Hệ thống đánh đông tự động”: sáng kiến làm lợi đến 340 triệu đồng/năm