CSVNO – Triển lãm Quốc tế công nghiệp Dệt May lần thứ 18 -VTG 2018, Triển lãm máy móc thiết bị phụ liệu Dệt May-VinaTex và Triển lãm máy móc nguyên phụ liệu Da Giày-VFM diễn ra từ 21-24/11/2018, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM
Triển lãm Quốc tế công nghiệp Dệt May VTG lần thứ 18 thu hút hơn 500 đơn vị với hơn 750 gian hàng của các thương hiệu từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia như Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia… Trưng bày các sản phẩm mới và tiên tiến nhất như máy thêu, máy may, máy in, máy dệt kim…
Thời gian này cũng sẽ diễn ra Triển lãm máy móc nguyên phụ liệu Giày Da-VFM và Triển lãm máy móc thiết bị phụ liệu Dệt May-VinaTex. Ngoài ra, còn có các hội thảo chuyên đề cung cấp các khách tham quan thông tin chiến lược và giải pháp phát triển ngành dệt may, da giày.
Thông tin từ BTC cho biết, dù có khó khăn nhất định nhưng ngành dệt may và da giày vẫn đạt những con số xuất khẩu ấn tượng, tăng so cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu ngành Da Giày năm 2017 đạt 17,93 tỉ USD tăng 10% so cùng kỳ năm 2016. Số lượng xuất khẩu giày da của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới. Dự kiến sản lượng xuất khẩu ngành giày da sẽ đạt 20 tỷ USD trong năm 2018. Trong nửa đầu năm 2018, doanh thu sản xuất và xuất khẩu ngành công nghiệp Dệt May của Việt Nam nằm trong top 5 thế giới, 8 tháng năm 2018, cán mốc 19,4 tỷ USD tăng 15% so cùng kỳ. Nhiều tập đoàn dệt may đã duy trì tăng trưởng ổn định thông qua việc hợp tác với các khách hàng. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), CPTPP đã tạo ra các hiệu ứng tốt cho ngành dệt may.
Hiện nay, ngành dệt may và da giày đều gặp khá nhiều khó khăn trong nguồn cung cấp nguyên phụ liệu và lao động tay nghề. TP.HCM không còn dư địa để phát triển dệt may bởi đây là ngành cần nhiều lao động. Hiện đã có sự chuyển dịch sang khu vực miền Trung và miền Bắc còn nguồn lao động dồi dào. Mặt khác, sự tác động của cuộc chiến thương mai Mỹ-Trung làm tăng động lực dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang nước khác như qua Châu Phi, Đông Á…Việt Nam là điểm sáng trong cuộc dịch chuyển này bởi sự tương đồng về văn hoá và gần về mặt địa lý.
M.TÂM
Related posts:
- Hội nghị cao su toàn cầu 2015: Hướng đến sự phát triển bền vững
- Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm
- Xuất khẩu cao su năm 2022 lập kỷ lục
- VietnamPlas 2018: Triển lãm quốc tế thương hiệu nhựa và cao su quy mô lớn
- Bộ Tài chính thông tin về việc hoàn thuế VAT đối với gỗ, cao su
- Khánh thành Nhà máy chỉ sợi VRG SaDo công suất 6.000 tấn/năm
- Mùa Đại hội cổ đông: Cổ đông chờ đợi gì?
- Gỗ Tây Ninh hướng đến xuất khẩu sản phẩm tinh chế
- Ngành cao su - Một năm tăng trưởng ấn tượng
- Động lực thúc đẩy các nhà sản xuất cao su có sức bật trở lại