CSVNO – Mặc dù các kỳ vọng tăng giá cao su vẫn ở mức thấp, những đợt tăng giá gần đây giúp người trồng cao su tại Việt Nam bớt lo lắng. Tuy nhiên, để hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành sản xuất xe hơi và các ngành công nghiệp khác sau đại dịch cũng như cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực, các nhà sản xuất mủ cao su Việt Nam có thể cần quyết liệt hơn và áp dụng các chứng nhận chính thức.
Hơn 1h lái xe từ Pleiku, thủ phủ tỉnh Gia Lai tại khu vực Tây Nguyên, các con đường nhỏ dẫn xuyên qua các rừng cao su rợp lá. Thị trấn Ia Kha với hơn 8.000 dân, không giống như trước đây, người dân ít làm nông hơn. Ro Mah Kiu, một công nhân làm việc tại công ty 74 thuộc Tổng công ty 15, thường dậy lúc 3h sáng để thu hoạch mủ. Khi ông vẫn còn làm nông, ông thiếu nhiều kỹ năng cần thiết, thường bỏ lại nhiều đất trống và sống chật vật suốt năm, luôn luôn lo lắng về tương lai. Cuối cùng, ông gia nhập nhóm hỗ trợ nông dân địa phương của công ty 74, tập trung vào khai thác mủ cao su. Nhưng không dễ để trở thành một công nhân khai thác mủ. Chăm sóc phù hợp các cây cao su đã trưởng thành không dễ và học cách khai thác mủ đúng thậm chí còn khó hơn.
Đại dịch gây ra tình trạng thiếu lao động nên các công ty gặp khó trong khai thác và sơ chế mủ. Đại tá Hoàng Văn Sỹ, chỉ huy trưởng của công ty 15, cho biết: “Việc tuyển dụng lao động mới cũng khó khăn. Lao động mất việc từ các ngành nghề khác và đồng loạt quay trở về địa phơng, nhưng sau khi được tuyển dụng để khai thác mủ thì thời gian để đào tạo họ đủ kỹ năng để làm công việc này cũng rất lâu”.
Ngoài ra, trong năm 2018 – 2019, các công ty ghi nhận gần 3.000 công nhân chạm ngưỡng tuổi nghỉ hưu, tạo ra một khoảng trống lớn về lực lượng lao động đến nay vẫn chưa được lấp đầy. Không giống như nhiều ngành khác, công nhân trong ngành cao su không chỉ phụ thuộc vào thị trường mà còn vào thời tiết, dẫn tới những tác động mạnh mẽ lên tính toán giá thành. “Chúng tôi buộc phải cắt chi phí nguyên liệu xuống mức tối thiểu, từ hơn 50 triệu đồng (2.175 USD) mỗi tấn mủ xuống còn 32 triệu đồng (1.400 USD) để giảm áp lực lên giá”, ông Sỹ cho hay.
Chuỗi giảm giá kéo dài trong ngành cao su đã tới gần 10 năm và rất ít người cho rằng ngành này sẽ bật trở lại. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2020, giá cao su trên Sàn giao dịch Osaka – chỉ số tham chiếu cho thị trường cao su tự nhiên tại châu Âu và châu Á – trải qua 9 phiên tăng giá liên tiếp. Ngày 28/10, hợp đồng giao hàng tháng 4/2020 có khối lượng giao dịch cao nhất, đã tăng 20 Yên (19 cents, 7,9%) lên 274,3 Yên/kg (2,65 USD/kg) – mức giá đóng cửa cao nhất kể từ tháng 3/2017. Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ cuối năm 2018.
Giá cao su bật tăng có thể dễ dàng được cho là do tăng trưởng kinh tế nhưng với năm 2020 – năm của đình đốn và suy thoái kinh tế giữa bối cảnh đại dịch, sự can thiệp thị trường từ phía Trung Quốc trở nên rõ rệt hơn. Thống kê từ Hải quan Trung Quốc cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 9,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Sự phục hồi thị trường một cách chậm chạp cũng được giải thích dựa trên thực tế là sản lượng cao su tại Trung Quốc năm 2020 giảm tới 30% so với năm 2019, chủ yếu do bão lớn tại đảo Hải Nam và hạn hán tại tỉnh Vân Nam. Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu cao su khi mức tiêu dùng nội địa chỉ giảm nhẹ. Dữ liệu 11 tháng đầu năm 2020 của Bộ Công thương Việt Nam cho thấy nhập khẩu loại cao su hỗn hợp giữa cao su tự nhiên và cao su nhân tạo vào Trung Quốc lên tới 4,34 tỷ USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2019. Đồng thời, ngành ô tô Trung Quốc – mộ trong những ngành tiêu thụ cao su chính – vẫn đang suy thoái do cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Mặc dù tình hình đang dần cải thiện, Hiệp hội những nhà sản xuất ô tô Trung Quốc ước tính doanh thu năm 2020 giảm 10%, thấp hơn nhiều so với dự báo.
Khả năng giá cao su phục hồi trên toàn cầu vẫn hoàn toàn trái ngược với tình trạng suy giảm nguồn cung. Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo trong năm 2021, sản lượng cao su toàn cầu có thể phục hồi lên khoảng 13,7 triệu tấn, tăng 8,6% so với năm 2020. Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng này, sản lượng cao su toàn cầu vẫn thấp hơn năm 2018 và 2019 – ở mức khoảng 13,8 triệu tấn. Sản xuất cao su trên khắp Đông Nam Á – khu vực chiếm 2/3 nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu, bị tác động nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu hụt lao động do đại dịch, thiên tai và các bất lợi khác. Thâm hụt cung – cầu tiếp tục tăng, đồng thời các nhà giao dịch cao su lo ngại rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ càng bị thổi phồng bởi bất ổn chính trị tại Thái Lan và đại dịch vẫn chưa được kiểm soát.
Theo ANRPC, sảnlượng cao su năm 2020 giảm khoảng 6,8% so với năm 2019, xuống còn 12,9 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng cao su tại Thái Lan và Ấn Độ giảm, với sản lượng cao su của Thái Lan ước giảm tới 332.000 tấn. Mức giảm này tương đương với dự báo của Cơ quan Cao su Thái Lan về sản lượng cao su năm 2020, vốn ước giảm khoảng 10% do mưa liên tục tại miền nam nước này.
Tại Việt Nam, xu hướng giảm diện tích thu hoạch mủ cao su cũng rõ rệt đối ví một số nhà cung cấp lớn. Công ty TNHH Cao su Đồng Nai, chuyên cung cấp cao su tự nhiên, bắt đầu kế hoạch giảm 40 – 50% hoạt động khai thác và sơ chế đến năm 2025 để chuyển sang các lĩnh vực có biên lợi nhuận cao hơn. Theo ông Đỗ Minh Tuấn, tổng giám đốc cao su Đồng Nai, khai thác mủ cao su cho tới nay vẫn đóng góp 70 – 75% doanh thu của công ty. Trong năm 2020, công ty thậm chí tuyển dụng thêm 250 lao động địa phương nhưng vẫn không thể đạt được sản lượng mục tiêu đã đề ra.
Nông dân bớt lo lắng hơn
Dữ liệu từ Hiệp hội Cao su Việt Nam cho thấy sự phát triển của diện tích trồng cao su đã đạt gần 1 triệu ha, trong đó gần 70% cho khai thác mủ với sản lượng ước tính khoảng 1,1 triệu tấn hàng năm, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới. tuy nhiên, khoảng 80% sảnlượng cao su tự nhiên của Việt Nam dành cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, nghĩa là có rất ít phần sản lượng được sử dụng cho chế biến sâu và tinh chế, dẫn tới sự phụ thuộc quá mức vào giá cao su thế giới.
Mặc dù các thỏa thuận song phương như Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đã mở một cánh cửa cho tăng trưởng xuất khẩu, ngành cao su Việt Nam vẫn chưa tận dụng được cơ hội này. Thị trường EU có nhu cầu lớn đối với cao su cao cấp, mà các nhà sản xuất Việt Nam chỉ đóng vai trò cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, thị trường châu Âu chỉ chiếm gần 5,1% tổng kim ngạch xuất khẩu 1,1 triệu tấn cao su tự nhiên Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020.
Đồng thời, ông Huỳnh Tấn Siêu, trưởng phòng công nghệ và môi trường tại Tập đoàn ngành cao su Việt Nam, chỉ ra rằng các doanh nghiệp địa phương cũng bị trượt mất cơ hội tăng khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường thế igới khi không áp dụng chứng nhận quản lý rừng FSC – xá nhận các khía cạnh xã hội và môi trường trong hoạt động của công ty.
John Heath, giám đốc thương mại tại công ty cao su tự nhiên có trụ sở tại Luân Đôn là Corrie MacColl Ltd., cho biết trong tháng 1/2021, thị trường châu Âu đang tập trung nhiều sự chú ý vào cao su chứng nhận FSC. Công ty ông đang phân phối khoảng 500 tấn mủ cao su được chứng nhận vào thị trường châu Âu mỗi tháng, “một phần rất nhỏ trog nhu cầu ngày càng tăng đối với cao su được chứng nhận FSC trên thị trường này”, ông Health cho hay.
Để đáp ứng áp lực ngày càng tăng từ các tổ chức dân sự và người tiêu dùng, các côn gty đang ngày càng gánh thêm trách nhiệm trong các chuỗi cung ứng, và ông Health cho hay Corrie MacColl đặt mục tiêu “làm điều đúng đắn nên sẽ không mua cao su từ những bên cung cấp đốn hạ các cánh rừng nhiệt đới để trồng cao su”. Các sản phẩm tốt và các chứng nhận rừng chính thức đã giúp tổng công ty 15 tiếp cận thành công các thị trường ngoài Trung Quốc, qua đó giảm sự phụ thuộc vào một thị trường xuát khẩu duy nhất. Nhờ đó, khách hàng từ Nga, Thụy Điển, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đang cân nhắc mua mủ và cao su của công ty.
Tuy nhiên, do chi phí hiện nay cao hơn thu mua cao su từ Tây Nguyên, “các giải phap bền vững với các lợi ích tương hỗ phải được đồng thuận”, ông Sỹ phát biểu. Ông hy vọng sản lượng cao su của 40.000ha trong năm nay sẽ giúp đạt mục tiêu tăng 10 – 15% doanh thu và đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 10.000 lao động. Trong năm 2020, tổng công ty đạt doanh thu hơn 1.500 tỷ đồng (65,2 triệu USD).
theo VNS
Related posts:
- Vỏ xe "★★★ VRG" giá thành rẻ, hiệu quả cao
- Chính phủ Malaysia không có kế hoạch thay thế cao su bằng cây đay, tre
- Cơ khí Cao su chia cổ tức 6%
- Xu hướng giá sẽ được cải thiện trong thời gian tới
- Nhiều yếu tố tác động đẩy giá cao su tăng
- Xuất khẩu cao su vượt 1 tỷ USD sau 5 tháng
- Việt Nam tăng nhập khẩu cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp phục vụ cho xuất khẩu và chế biến sản ...
- Giá trị xuất khẩu cao su của Thái đạt hơn 4 tỉ USD
- Tiêu thụ trên 1,5 triệu quả bóng thể thao
- Doanh nghiệp cao su trước TPP: Áp lực cạnh tranh