CSVN – Theo lãnh đạo các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên, việc áp dụng cơ giới hóa vào vườn cây để giảm suất đầu tư và tăng năng suất lao động là cần thiết. Tuy nhiên, do địa hình đồi dốc nên việc đưa máy móc vào vườn cây có phần hạn chế.
>> Đồng bộ áp dụng cơ giới hóa tốt, năng suất cao

Theo ông Ngô Văn Mân – Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, năm nay công ty tái canh (TC) 504 ha, trong đó riêng mô hình công nhân TC lên đến 438 ha, việc áp dụng cơ giới hóa vào công tác TC trên địa bàn Tây Nguyên tương đối khó khăn do địa hình đồi dốc, diện tích manh mún, lô cao su nhỏ và ngắn. Do vậy, chủ yếu sử dụng máy khoan hố, phần còn lại đều làm thủ công.
Còn ông Võ Minh Sơn – Trưởng phòng Nông nghiệp Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông cho rằng, sử dụng cơ giới hóa chủ yếu khi thanh lý cao su như cưa cắt, đào gốc, cày xới, móc rễ…Đối với công tác TC cũng chỉ dùng máy để khoan hố và dùng xe vận chuyển vật tư, phân bón…

Tương tự, theo ý kiến bà Trần Thị Thanh Mai – Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo thì trên địa bàn Tây Nguyên chủ yếu trồng cao su ở những nơi đồi dốc, diện tích bằng phẳng không nhiều, nên việc đưa máy móc vào không hề dễ dàng. Năm nay công ty TC trên 100 ha, chủ yếu ở vùng quanh thị trấn gần với công ty, những diện tích này người công nhân đều đăng ký trồng xen canh, nên họ đưa máy vào cày toàn diện tích.
Văn Vĩnh
Related posts:
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cao su SVR 10
Phun phòng trị phấn trắng - giải pháp hiệu quả cho vườn cao su ở Tây Nguyên
Gắn phát triển kinh tế rừng với bảo vệ môi trường
Bang Kerala (Ấn Độ) kêu gọi sử dụng cao su trong xây dựng đường dù chi phí cao
Tiếp tục nâng cao công suất các nhà máy chế biến tại Campuchia
"Tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất để nâng cao năng s...
Phòng Công nghiệp Cao su Phước Hòa: 2 năm có 7 sáng kiến hiệu quả
Lấy ý kiến xây dựng cơ cấu bộ giống cao su 2016 - 2020
Giải pháp phục hồi đất sau 40 năm trồng cao su
Cao su Dầu Tiếng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao