CSVN – VRG hiện có hơn 80 ngàn lao động, hoạt động trên 5 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su chiếm lượng lớn lao động. Đặc biệt, các thành viên của VRG sử dụng phần lớn lao động đồng bào dân tộc thiểu số, lao động ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và biên giới. Thời gian qua, việc chăm lo tốt cho người lao động đồng bào dân tộc chính là giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, qua đó cùng với địa phương giúp bà con từng bước thoát nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới, củng cố tốt an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn đóng chân.

Tây Nguyên được xem là khu vực chiến lược về an ninh quốc phòng, là nơi sinh sống, làm việc của nhiều lao động đồng bào dân tộc thiểu số trong các công ty cao su trực thuộc VRG. Vì thế, việc chăm lo cho đời sống đồng bào từ lâu đã được lãnh đạo các đơn vị, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn Tây Nguyên hết sức chú trọng, quan tâm. Các công ty luôn làm tốt công tác tuyên truyền, nắm bắt tâm lý, tư tưởng của NLĐ. Thông qua các buổi đối thoại tại nơi làm việc, Hội nghị NLĐ, công khai minh bạch các chế độ chính sách, cùng với việc tổ chức nhiều hoạt động bề nổi như phong trào TDTT, VHVN, hội thao, hội thi… xây dựng nhiều thiết chế văn hóa phục vụ đời sống NLĐ tại nơi làm việc, đã giúp NLĐ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của ban TGĐ, từ đó gắn bó lâu dài với vườn cây, đơn vị.
Bên cạnh đó còn tạo các sân chơi lành mạnh, bổ ích và ý nghĩa cho NLĐ, giúp NLĐ có đời sống tinh thần thoải mái, vui tươi và phấn khởi, tạo động lực tốt để lao động ra sức thi đua lập nhiều thành tích, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Các công ty còn chăm lo tốt đời sống cho NLĐ, bằng cách hỗ trợ NLĐ có hoàn cảnh khó khăn như trao nhà “Mái ấm Công đoàn”; nhà tình thương, tình nghĩa. Trao nhiều phần quà ý nghĩa cho lao động có thời gian gắn bó với đơn vị trên 20 năm, cho lao động không may bị tai nạn lao động và cho những lao động bị thiên tai, bão lũ…Không những thế, Công đoàn các đơn vị còn tích cực vận động NLĐ phát triển kinh tế gia đình theo Nghị quyết 6a của Công đoàn CSVN, trồng xen trong cao su tái canh, tận dụng bờ lô, hợp thủy và quỹ đất nhàn rỗi của gia đình để xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm… Qua đó giúp NLĐ cải thiện chất lượng cuộc sống, từng bước khắc phục khó khăn và vươn lên làm giàu.

Khi người lao động – nguồn lực của doanh nghiệp có cuộc sống tốt về tinh thần và vật chất thì họ sẽ gắn bó với đơn vị. Từ đó tạo nền tảng, góp sức cùng doanh nghiệp phát triển bền vững.
VĂN VĨNH
Related posts:
Nông trường xanh và sắc đỏ bazan
Cao su Điện Biên về trước kế hoạch sản lượng 12 ngày
Cao su Mang Yang – Ratanakiri tuyển dụng hơn 150 vị trí việc làm
Chăm lo tốt đời sống 2.500 công nhân cao su Việt - Lào
Đảng ủy Khối DNTW đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Cao su Dầu Tiếng phấn đấu thu nhập người lao động từ 8,5 triệu đồng trở lên
10 hoạt động nổi bật của tuổi trẻ VRG năm 2020
Cao su Chư Prông đồng loạt tổ chức hội thi tay nghề
Cao su Sa Thầy phấn đấu tiền lương đạt 5,6 triệu đồng/người/tháng
Giới thiệu bà Huỳnh Thị Cẩm Hồng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cao su Dầu Tiếng