CSVN – Có bản lĩnh tự lực từ bé, chị Lương Thị Thu rời quê hương Thanh Hóa vào vùng đất Bình Long, Bình Phước từ năm 15 tuổi.

Sống nhờ vào nhà bác họ, chị bắt đầu tự kiếm sống. Đến năm 17 tuổi chị học cạo mủ và xin vào làm công nhân tại Tổ 3, Đội 1, NT Đồng Nơ (Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long). Hiện tại ngoài 2 vợ chồng và 3 đứa con, gia đình chị còn phải nuôi 2 người anh chồng bị bệnh thần kinh, chồng chị phải túc trực bên cạnh hàng ngày.
Một mình chị làm công nhân cạo mủ, không đủ để trang trải cho cả nhà, cùng 3 đứa con ăn học, chị luôn xoay trở tính toán. Chị đi cạo đến 6 giờ sáng rồi vội vã về nhà để ra chợ bán cá. Chồng chị lại ra lô trút mủ cho chị. Cứ như thế công việc được xoay vần. Nhờ biết tính toán chi tiêu hợp lý bao nhiêu năm nay, chị đã mua được miếng đất, xây dựng một căn nhà khang trang.
Nay giá cao su xuống thấp, lương công nhân không đủ sống, chị quay sang chăn nuôi dê. Vừa qua chị bán được 20 con, giá từ 5 đến 6 triệu đồng 1 con. Tính sơ sơ chị thu trên 100 triệu đồng. Với mô hình này, trong thời buổi khó khăn hiện nay, ngoài trang trải lo cho gia đình, chị còn tích lũy được vốn để có thể phát triển, tiếp tục mở rộng chăn nuôi. Đây là mô hình rất đáng được nhân rộng.

Nguyễn Thị Nhị
Related posts:
Học Bác từ những việc đơn giản hàng ngày
"Tuổi trẻ đừng sợ vất vả"
2 vợ chồng công nhân luôn vượt sản lượng hàng tháng
Phạm Thị Liên - "Con người đẹp nhất"
Điểu Sít không ngại khó
Bốn mươi mùa rẫy ngày càng thêm vui!
“Phải có niềm đam mê mới thành công với nghề”
Khi lao động chủ động đến "đầu quân"
Đậu Văn Thao - Tấm gương trong lao động sản xuất
Công nhân cao su phải thấm nhuần truyền thống cách mạng