CSVN – Từ thực tế lao động sản xuất, sáng kiến cải tiến này do anh Lang Xuân Hồng – Tổ trưởng Tổ 10, NT Phú Riềng Đỏ, Cao su Phú Riềng cùng đội bảo vệ NT thực hiện. Sáng kiến đã giúp giảm sức lao động thủ công, giảm chi phí thổi lá và giảm bớt áp lực công việc cho NLĐ, khắc phục được tình trạng thiếu hụt lao động.


Hàng năm, việc thổi lá phòng chống cháy trên vườn cây trong mùa khô luôn là vấn đề trăn trở của lãnh đạo đơn vị, nhằm tìm ra những giải pháp giảm bớt sức lao động, nâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Năm 2020, lãnh đạo NT đã trao đổi cùng NLĐ để thúc đẩy tinh thần sáng tạo, nghiên cứu đưa vào áp dụng những sáng kiến nâng cao năng suất lao động, mang lại hiệu quả cao trong công tác này.
“Trước đây, để chống cháy cho vườn cây, CNLĐ phải trực tiếp dùng chổi để quét lá. Sau này, cải tiến hơn sử dụng máy cắt cỏ có gắn cánh quạt để thổi lá. Máy thổi lá cơ giới đã được NT Minh Hưng, NT 2 thực hiện, nhưng vẫn còn một số hạn chế, như: dễ đứt dây curoa, không điều chỉnh được lồng gió lên xuống tùy theo địa hình lô, di chuyển trên lô cao su khó khăn, không cắt được đường ngăn lửa…
Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu của anh Lang Xuân Hồng đã có sáng kiến dùng phương pháp thủy lực điều chỉnh quạt gió trong công đoạn thổi lá cao su. Sáng kiến này có thể khắc phục được những khó khăn trên, mang lại nhiều ưu điểm hơn và áp dụng thành công giải pháp thổi lá bằng máy cơ giới. Giúp cho công tác thổi lá được tiến hành nhanh hơn và chi phí thấp hơn” – Ông Hoàng Long – GĐ NT Phú Riềng Đỏ, cho biết.

Chia sẻ về cách làm của sáng kiến, anh Lang Xuân Hồng, cho biết: “Chúng tôi sử dụng động cơ đầu máy cày có sẵn trên thị trường, gắn kèm với bộ thủy lực điều chỉnh quạt gió, cải tiến lồng thổi gió. Thiết kế sử dụng trục công suất, truyền qua hộp số tăng tốc, chuyển động qua dây curoa lên lồng quạt gió, có thể điều khiển được lồng quạt gió. Người điều khiển đầu máy cày vào vườn cây chạy dọc theo đường 6m, linh hoạt điều khiển hộp số tăng tốc – chuyển động qua dây curoa lên lồng quạt, tạo ra gió thổi sạch lá trên đường 2m. Khi xong hàng cây này sẽ tiếp tục thổi hàng kế bên”.
Sáng kiến này đã được áp dụng rộng rãi tại các NT thuộc Cao su Phú Riềng vào đầu mùa khô năm 2020. Qua thời gian áp dụng, sáng kiến mang lại hiệu quả tích cực, thuận tiện, giảm sức lao động thủ công, giảm chi phí thổi lá và giảm bớt áp lực công việc cho NLĐ, khắc phục được tình trạng thiếu hụt lao động. Dễ vận hành, an toàn, năng suất cao, một máy hoạt động lên tục một ngày có thể thổi được 20 – 25 ha phụ thuộc vào địa hình lô; so với thổi thủ công nhanh gấp 5 lần (quét thủ công chỉ được 4 ha/ngày).
TUỆ LINH
Related posts:
"Nâng cao khả năng thích nghi với các biến động của thị trường"
Thí điểm chuyên môn hóa vườn cây
Hội thao là sân chơi thực chất của người lao động VRG
Tin vào một năm tiếp tục thành công
Cao su Chư Prông - 45 năm xây dựng và phát triển
Nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước
Ông Nguyễn Hữu Phước tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Cao su Lai Châu II
Vợ chồng thợ giỏi đồng hành trên mọi nẻo đường
Cao su Bà Rịa: Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
Liên đoàn Lao động Gia Lai tuyên dương 22 công nhân giỏi thuộc 4 công ty cao su
Máy quạt này có bán không