CSVN – Nhờ hiệu ứng tích cực trong công tác SXKD của năm trước, nên 6 tháng đầu năm 2018 hầu hết các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên đã phát huy được sức mạnh nội lực, vượt khó để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.
Chủ động về lao động nên khai thác thuận lợi
Theo ghi nhận, 6 tháng đầu năm nay thời tiết thuận lợi cho công tác nông nghiệp ở một số đơn vị, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Kon Tum khi mưa đến sớm. Công tác trang bị vật tư cho vườn cây được các đơn vị chủ động và trang bị sớm, nhất là nguồn lao động không có biến động. Tại các đơn vị mới mở cạo như Cao su Sa Thầy và Chư Mom Ray đều có kế hoạch tuyển dụng lao động từ những ngày đầu năm nên đã chủ động được nguồn lực để đào tạo và đưa vào mở mới với diện tích lớn.
Hết tháng 6/2018, Cao su Kon Tum vẫn là đơn vị dẫn đầu về sản lượng khai thác khi đạt 5.630 tấn, chiếm khoảng 38,8% kế hoạch cả năm, tiếp đến là Cao su Ea H’leo khai thác được trên 2.000 tấn, chiếm khoảng 35% kế hoạch, tiếp đó là các đơn vị Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Krông Buk và Mang Yang.
Theo ông Ngô Văn Mân – Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, trong quý II trên địa bàn đã có mưa đủ ẩm để tiến hành mở miệng, nhưng vào tháng 5 – 6 lượng mưa tăng nhiều làm ảnh hưởng đến công tác thu mủ, nhất là tháng 6 chỉ lấy được khoảng 70% so với tháng 5, hiện mỗi ngày còn khoảng 40 – 50 tấn.
Trong khi đó, thời tiết ở Gia Lai và Đăk Lăk nắng nóng gay gắt kéo dài làm cho công tác mở miệng cạo chậm hơn. Bà Trần Thị Thanh Mai – Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo cho hay: “Mặc dù thời tiết ủng hộ cho công tác khai thác nhưng lại gây khó đối với công tác tái canh. Điều khó khăn vẫn là công tác tiêu thụ chậm, ảnh hưởng lớn đến thu nhập công nhân và một số hoạt động khác của công ty”.
Không chỉ Cao su Ea H’leo mà hầu hết các đơn vị trên địa bàn đều gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ. Công tác thu mua cao su tiểu điền của các đơn vị cũng không đạt kết quả tốt bởi tình trạng giá mủ thấp, các hộ tiểu điều chưa vội khai thác lấy mủ.
Tiền lương và các chế độ vẫn được đảm bảo
Dù tình hình tiêu thụ của các đơn vị trên địa bàn chưa có dấu hiệu khả quan so với năm trước nhưng tiền lương và các chế độ khác của người lao động vẫn được các công ty chi trả đúng đủ và kịp thời. Một số đơn vị còn khuyến khích CN bằng cách khen thưởng và tăng đơn giá tiền lương trong những ngày đầu vụ khai thác, như tại Cao su Chư Păh.
Tiền lương của Cao su Kon Tum vẫn cao nhất trong số các đơn vị khi đạt mức bình quân trên 5,4 triệu đồng/người/tháng, tiếp đến là Cao su Chư Păh và Krông Buk đạt lần lượt là 4,8 và 4,3 triệu đồng/người/tháng, các đơn vị còn lại dao động ở mức trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Điều đáng mừng đối với CN trong những tháng đầu vụ là họ vẫn được công ty hỗ trợ tiền ăn giữa ca, trong đó cao nhất là Cao su Chư Sê và Ea H’leo với mức 15 ngàn đồng/người, tiếp đến là Cao su Chư Prông và Kon Tum đạt mức 12 ngàn đồng/người, cuối cùng là Cao su Chư Păh hỗ trợ ở mức 10 ngàn đồng/người/ngày.
VĂN VĨNH
Related posts:
- Thu nhập bình quân NLĐ VRG Bảo Lộc đạt 23 triệu đồng/người/tháng
- Đề xuất tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Cao su Quảng Trị
- Tổ chức Đại hội điểm Đảng bộ cơ sở trực thuộc VRG
- Năng suất vườn cây của Cao su Đồng Nai đạt trên 2,2 tấn/ha
- Cao su Đồng Nai phải đảm bảo tăng trưởng tối thiểu 10%
- Lãnh đạo Cao su Lộc Ninh đối thoại với Tổ trưởng khai thác
- Công ty CPCS Hà Giang chủ động phòng chống rét cho vườn cây
- Đoàn Thanh niên Cao su Bình Long trao Nhà nhân ái cho đoàn viên khó khăn
- Thí sinh Ngô Quốc Việt giành giải nhất Hội thi Báo cáo viên giỏi Cao su Sa Thầy
- Nâng cao hiệu quả SXKD, gắn bó mật thiết với địa phương