CSVNO – Hội nghị Cao su Quốc tế 2024 diễn ra tại Yogyakarta, Indonesia từ ngày 19 – 21/1, với chủ đề “Tiếp cận tư duy tuần hoàn: mô hình mới cho một ngành Công nghiệp Cao su thiên nhiên bền vững”.
Hội nghị do Hiệp Hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB), Viện Nghiên cứu Cao su Indonesia (IRRI) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức. Đoàn Việt Nam đến từ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam có 3 đại biểu tham dự gồm Phó Viện trưởng – Tiến sĩ Trần Đình Minh, Thạc sĩ Phạm Thị Ngọc Giàu, Kỹ sư Lê Minh Triết.
Sự kiện với sự tham gia của hơn 250 đại biểu từ các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Sri Lanka, Bờ Biển Ngà, Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Nhật Bản, Pháp và các quốc gia khác.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Tiến sỹ Datuk Dr. Abdul Aziz S.A Kadir – Tổng Thư ký Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB) nhấn mạnh: “Ngành cao su thiên nhiên đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức như yêu cầu đặt ra về việc tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích, chi phí sản xuất tăng cao, tình trạng thiếu hụt lao động, biến đổi khí hậu, cũng như các quy định không phá rừng của liên minh Châu Âu – EUDR. Những thách thức này đòi hỏi sự đổi mới và phát triển những công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hội nghị cung cấp cơ hội cho các đại biểu chia sẻ và thảo luận về các sản phẩm và công nghệ nghiên cứu đang được sử dụng trong ngành công nghiệp cao su”.
Trong hai ngày 19 – 20/11, sau 8 bài phát biểu chính đề từ các chuyên gia là là 69 bài báo cáo với nội dung tập trung các chủ đề gồm: Giống cây trồng và Công nghệ sinh học; Bảo vệ thực vật; Quản lý cây trồng và thực hành nông nghiệp tốt (GAP); Công nghệ chế biến cao su; Sản xuất sản phẩm cao su để tăng giá trị; Sử dụng gỗ cao su; Thách thức về môi trường và Biến đổi khí hậu; Các vấn đề kinh tế xã hội
Tham gia Hội Nghị, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tham gia 2 bài báo cáo với các chủ đề lần lượt là: Đánh giá đáp ứng của dvt RRIV 106 dưới tác động của chế độ cạo nhịp độ thấp (d5, d6) tại khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam (Báo cáo viên – ThS. Phạm Thị Ngọc Giàu); và Mô hình phát triển cao su tiểu điền bền vững tại Việt Nam (Báo cáo viên: KS. Lê Minh Triết). Trong khuôn khổ Hội nghị, Tiến sĩ Trần Đình Minh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tham gia điều hành phiên báo cáo về chủ đề: Giống cây trồng và Công nghệ Sinh học.
Ngày 22/11, trong chuyến tham qua thực địa, Đoàn đại biểu Hội nghị cũng đã đến tham quan đồn điền cao su thuộc sở hữu của chính phủ – PT Perkebunan Nusantara 1 Khu vực 3, thuộc Getas, Trung Java; tham quan nhà máy sản xuất cao su tờ xông khói (RSS).
NGỌC GIÀU
Related posts:
- Khối thi đua ngành gỗ vượt các chỉ tiêu
- Phát triển bền vững ngành gỗ sau đại dịch Covid-19
- Lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp có kết quả kinh doanh vượt trội
- Trường Cao đẳng Công nhiệp Cao su khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ
- Ngành gỗ mở rộng liên kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển
- Gỗ MDF VRG Quảng Trị: Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Ngành gỗ thêm một mùa xuân vui
- Quy định sử dụng nhãn VFCS và PEFC
- Ngành gỗ nỗ lực vượt khó
- Nệm Đồng Phú chất lượng châu Âu dành cho người Việt