CSVN – Năm 2021 xuất khẩu đồ gỗ đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ.
Kim ngạch năm 2021 đạt 14,8 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2021 ước đạt 14,8 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm trước, giữ vai trò dẫn đầu về xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ cao su có kim ngạch ước đạt hơn 2,5 tỷ USD, chiếm 17,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ, tăng 6,9% so với 2020. Cụ thể, nguyên liệu gỗ cao su ước đạt 445,2 triệu USD, tăng 2,3% so với 2020, chiếm 17,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; sản phẩm gỗ cao su ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng 8%, chiếm 82,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong năm 2021, năm thị trường Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu chính, tổng giá trị xuất khẩu tại 5 thị trường ước đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cao su.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất với giá trị ước đạt 1,7 tỷ USD, chiếm 66,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu sản phẩm gỗ cao su với giá trị ước đạt hơn 1,6 tỷ USD, nguyên liệu gỗ cao su chỉ chiếm một phần nhỏ. Các thị trường lớn khác như Bỉ, Nhật Bản, Canada đều đạt mức tăng trưởng cao riêng Hàn Quốc – thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cao su lớn thứ 2 của Việt Nam – lại giảm về tăng trưởng (giảm 7,2% so với năm 2020).
6 tháng năm 2022: tăng 1,7% so với cùng kỳ
Bất chấp những khó khăn đang diễn ra, trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt khoảng 8,4 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cao su ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ 2021, đóng góp 19,1% vào tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ. Cụ thể, nguyên liệu gỗ cao su ước đạt 292,8 triệu USD, tăng 24,6%, chiếm 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; sản phẩm cao su ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 81,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Bỉ là 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cao su chủ lực, tổng giá trị xuất khẩu tại 5 thị trường ước đạt gần 1,5 tỷ USD, chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu. Hoa Kỳ vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất với kim ngạch ước đạt gần 1,1 tỷ USD, chiếm 67,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, chủ yếu sản phẩm gỗ cao su chiếm 97,8%, nguyên liệu gỗ cao su chỉ chiếm một phần nhỏ.
P.V
Tập đoàn sẽ xây dựng thương hiệu gỗ VRG
Related posts:
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị VRG Trần Công Kha thăm và làm việc với các công ty cao su tỉnh Điệ...
- Cao su Mang Yang: Hoàn thành sản lượng sớm 50 ngày
- VRG làm việc với đoàn khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Tiếp tục tìm phương án tháo gỡ khó khăn ở Cao su Mang Yang
- Đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Phát triển sản phẩm cao su thiên nhiên thương hiệu VRG theo hướng bền vững
- Cắt giảm phân bón- tiến thoái lưỡng nan
- Các công ty cao su khu vực Campuchia: Tiếp tục bứt phá, đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ
- Chủ tịch HĐQT VRG gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thi đua yêu nước 11/6
- Họp mặt ngày 8/3 và trao giải cuộc thi "Gương sáng phụ nữ ngành cao su"