(tiếp theo kỳ trước)
CSVN – Cả hai yếu tố vật chất và biểu tượng ảnh hưởng đến quyết định của nhà sản xuất và người tiêu dùng liên quan đến câu hỏi cái gì là “tự nhiên”, cái gì là “tổng hợp”. Người đề xướng ngành công nghiệp cao su tự nhiên nhấn mạnh chất lượng của cao su tự nhiên cao hơn khi cạnh tranh với cao su được gán nhãn tổng hợp.
Cao su tự nhiên luôn được người tiêu dùng quan tâm
Năm 1970, chuyên gia cao su Rene Fabre ghi nhận rằng bất chấp sự cạnh tranh của cao su tổng hợp “vì với chất lượng nội tại, cao su tự nhiên luôn được người tiêu dùng quan tâm”… một “sự ưu đãi” mà có thể bù đắp được cho việc nó có mức giá cao hơn. Fabre cũng nối kết một cách rõ ràng giá cao su thế giới với tính ổn định của “thế giới thứ ba” khi lưu ý rằng mỗi công nhân sản xuất cao su tự nhiên làm ra được 2 tấn/năm, chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi giá thành thấp so với mỗi công nhân sản xuất cao su nhân tạo làm ra được gần 200 tấn/năm.
Cao su tổng hợp (CSTH) được phát triển trước tiên ở Đức, sản lượng của nó tăng lên mức cực điểm trong suốt Chiến tranh Thế giới lần II khi Mỹ cần thay thế nguồn CSTN, vốn bị Nhật hạn chế sau khi chiếm đóng Đông Nam Á. Cuối thập niên 1950, những loại CSTH S, Butyl- và N- chiếm 2/3 thị phần cao su ở Mỹ và chiếm gần một nửa trong số bốn triệu tấn cao su được tiêu thụ trên toàn cầu. Hơn nữa, các dạng mới của CSTH, gồm polyisoprene và polybutadiene đã đặt ra những thách thức trực tiếp đối với các đặc tính của CSTN; chúng tổng hợp gấp đôi số phân tử hydrocarbon cơ bản của CSTN, mặc dù người ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về vai trò của các thành tố phi cao su. Cơ quan Quản lý Hợp tác Quốc tế đưa ra những hướng dẫn nhằm hỗ trợ nhân viên của Phái bộ Viện trợ Kinh tế Hoa Kỳ trong việc đưa ra quyết định liệu có nên trợ giúp những chương trình sản xuất cao su ở các quốc gia, như Việt Nam, hay không.
Những hướng dẫn này dự đoán nhu cầu cao su toàn cầu sẽ đạt xấp xỉ 6 triệu tấn vào năm 1980, trong đó CSTN chiếm từ 4 – 5 triệu tấn. Nhu cầu đối với CSTN sẽ giữ nguyên nếu cao su vẫn giữ được tính độc đáo mà ngành công nghiệp này mong muốn. Tuy nhiên, giá của CSTN có thể biến đổi, tùy thuộc vào nhu cầu, vì vậy rất khó cho các đồn điền trong việc hạ giá thành mỗi kg cao su mà vẫn duy trì một tỉ lệ tái đầu tư hợp lý, duy trì mức sống cho công nhân và để đóng thuế cho chính quyền.
Để cạnh tranh với CSTH, các nhà nghiên cứu CSTN đã dốc nhiều tâm huyết để tìm cách tăng năng suất. Trung tâm của việc nghiên cứu này ở VN chính là Viện Nghiên cứu CSVN, tổ chức tiếp nối Viện Nghiên cứu cao su Đông Dương. Nhiều vị khách nổi tiếng, gồm cả ông Diệm và Shldon Tsu, cố vấn kinh tế nông nghiệp cho quỹ tài trợ của người Mỹ đã đến thăm Viện Nghiên cứu CSVN vào cuối thập niên 1950 vì chức năng tạo ra kiến thức khoa học về CSTN của Viện. Suốt thời thuộc địa, các ngành khoa học như y học, nông nghiệp trở nên có liên kết với sự mệnh khai hóa và sự thống trị về kinh tế, chính trị. Tầm quan trọng của kiến thức khoa học đối với dự án thuộc địa như vậy đồng nghĩa rằng việc kiểm soát của bất kỳ ngành khoa học nào cũng sẽ vấp phải sự cạnh tranh dữ dội trong quá trình phi thực dân hóa.
Thị trường nội địa VN có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp cao su
Nền độc lập của quốc gia đã định hình lại Viện NCCS theo nhiều cách khác nhau. Tháng 8/1956, Viện NCCS Đông Dương thay đổi thành Viện NCCS VN. Năm 1957, người ta lập thêm một phân ban trong Viện NCCS VN để cải thiện năng suất của các trang trại và gia tăng sự tham gia của người Việt. Cuối cùng, Viện NCCS VN bắt đầu thuê nhân sự người Việt ở vị trí kỹ thuật và nghiên cứu. Năm 1958, Vũ Đình Độ – kỹ sư hóa học cùng Nguyễn Hữu Chất – trưởng bộ phận vi sinh gia nhập Viện NCCS VN.
Nhiều chuyên gia kêu gọi sản xuất các mặt hàng công nghiệp từ cao su, ở cả VNCH và Campuchia, người ta cố gắng thành lập các công ty chế biến cao su thành giày dép, lốp xe đạp và xe hơi. Phát biểu tại Hiệp hội Kỹ sư và Kỹ thuật viên Việt Nam, trưởng Bộ phận tiêu thụ cao su mới được thành lập của Viện NCCS VN, vốn là người Pháp, ủng hộ loại sản xuất này. Ông chỉ ra rằng, VN chú trọng xuất khẩu mủ hơn là chế biến các mặt hàng làm từ cao su, trong khi đã nhập khẩu 5.400 tấn/6.600 tấn hàng hóa làm từ cao su mà mình tiêu thụ. VN nhập khẩu 1.500 tấn lốp xe đạp với giá 70 triệu đồng nhưng ông tin rằng, nếu đầu tư đúng cách, các công ty VN có thể sản xuất được những lốp xe đó là làm ra ủng cao su cho nông dân châu Á. Ông nhận thấy thị trường nội địa VN có nhiều tiềm năng để phát triển. Mỗi người Việt chỉ tiêu thụ 600g cao su/năm, trong khi tỉ lệ trung bình này trên thế giới là 1kg, và mỗi người Mỹ tiêu thụ đến 10kg vào năm 1959.
Việc ủng hộ gia tăng sản xuất công nghiệp ở VN thách thức mô hình kinh tế thuộc địa đã tồn tại từ lâu vốn xác định việc tạo ra nguyên liệu thô ở VN và sản xuất thành phẩm ở Pháp. Ngành công nghiệp cao su cũng chia lao động trí thức thành hai vùng: tạo ra tri thức về sản xuất và xử lý mủ ở Đông Nam Á; còn nghiên cứu về việc sử dụng cao su trong công nghiệp được thực hiện ở châu Âu và Mỹ.
Số phận của ngành công nghiệp cao su sau 1954 một lần nữa làm dấy lên câu hỏi tại sao chỉ có duy nhất Việt Nam trên thực tế đã ngăn chặn các tiểu chủ tham gia hoạt động sản xuất cao su. Một phần của câu trả lời nằm ở sức đẩy của công nghệ, hoặc cách thức mà trong đó quyết định của con người trở thành từng lớp tập hợp, cả về vật chất lẫn biểu tượng, vốn trở nên khó thay thế. Nói cách khác, một khi đã tìm được “giải pháp” cho “vấn đề” như đã được xác định nhờ những hiểu biết sinh thái học và tính biểu tượng của cây cao su, vấn đề sẽ trở nên ổn định.
Một phần khác của câu trả lời này nằm ở việc đặt cây cao su vào bối cảnh của dự án phát triển cộng đồng. Đồn điền cao su giữ một vai trò mơ hồ về mặt sinh thái ở vùng đồi núi và cách sử dụng ngôn từ hoa mỹ trong các dự án phát triển cộng đồng. Không gian của đồn điền, mức độ sản xuất cao và việc bị kiểm soát bởi vốn từ các tập đoàn xuyên quốc gia khiến các đồn điền trở thành biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại ở mức độ cao. Tuy nhiên, các chủ đồn điền đã từng nhấn mạnh một vài trong số các chủ đề về phát triển cộng đồng ngay từ những năm 1930. Họ chú trọng vào các cơ sở vật chất trong đồn điền như trường học, bệnh viện, nhà thờ, chùa chiền. Tuy mối quan hệ giữa người quản lý và NLĐ trước năm 1954 trái ngược với ý tưởng của những người phát triển cộng đồng, nhưng mối quan hệ này về cơ bản không quá khác biệt với phương pháp tiếp cận vùng nông thôn của ông Diệm. Bạo lực cực độ mà cỗ máy chiến tranh Mỹ đưa vào xã hội và môi trường VN đảm bảo rằng hầu như sẽ chẳng có gì thay đổi, ngay cả khi sự cai trị của ông Diệm đã chấm dứt.
HÀ KHUÊ
(trích từ Sách “Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử – Sinh thái (1897 – 1975)” của tác giả Michitake Aso, NXB tổng hợp TP.HCM, tháng 6/2023)
(Xem tiếp kỳ sau)
Related posts:
- Cao su - dòng chảy hào hùng
- Sẵn sàng khai màn Hội diễn Khu vực III
- Kết quả Cuộc thi viết 85 năm
- Chùm ảnh đẹp
- "Ánh sáng từ dòng vàng trắng" lần thứ VI - năm 2024
- Đảo Lý Sơn níu chân du khách
- Cao su Chư Sê trao 2.435 suất quà trung thu
- Nữ công nhân cao su làm đẹp đón Xuân
- Tết ở Làng Công nhân Tân Hưng
- Di tích đồn điền Michelin: Địa chỉ "đỏ" hành trình về nguồn