Cơ cấu sản xuất và các chuyển biến lớn

(tiếp theo kỳ trước)

3 loại sở cao su: tiểu điền, trung điền và đại điền

CSVN – Theo quy định chung của Tổ chức quốc tế nghiên cứu về cao su (IRSG) được các nước trồng cao su chấp nhận, các cơ sở trồng cao su được chia thành 2 loại: đồn điền (estate) có từ 40 ha trở lên và tiểu điền (smallholding) có từ 40 ha trở xuống. Nhưng từng nước vẫn giữ cách phân loại riêng của mình, như Papua New Guinea không lấy diện tích làm cơ sở mà lấy quốc tịch của người chủ để quyết định: cơ sở của người nước ngoài là đồn điền, cơ sở của người dân bản xứ là tiểu điền.

Rừng cao su thời Pháp

Ở Việt Nam ngày xưa, người Pháp chia các sở cao su thành 3 loại:

– Đồn điền lớn có từ 500 ha cao su trở lên

– Đồn điền vừa (xin gọi là trung điền) có từ 100 – 499 ha cao su

– Cơ sở sản xuất nhỏ (xin gọi là tiểu điền) có từ 99 ha trở xuống

Chúng tôi xin dựa vào cách phân loại này cho tiện việc phân tích hoạt động của các cơ sở cao su trong nước ta. Theo thống kê của Hiệp hội các nhà trồng cao su Đông Dương đăng trong tập san của tổ chức này tháng 5 năm 1911, trên đất Việt Nam đã có 51 chủ cơ sở cao su đăng ký, đến ngày 1/1/1911

 Sở nhỏTrung điềnĐại điền
Số đơn vị
Diện tích (ha)
% diện tích chung
13
604
1%
9
2553
4,2%
29
57.461
94,8%

Trong bảng thống kê nói trên, người ta thấy cao su tiểu điền đã có mặt, có sở chỉ có vài chục hectare của người Pháp; Và người ta cũng thấy đại điền đã chiếm ưu thế.

Đến năm 1917, ông Octave Dupuy lúc ấy là Chủ tịch danh dự của Nghiệp đoàn những nhà trồng cao su Đông Dương cho biết đến tháng 7/1917, diện tích đất dành cho việc trồng cao su đã lên đến 98.500 ha, đã khai phá và trồng được 21.322 ha. Ông còn cho biết thêm, số chủ sở đã lên đến 196 người trong đó có 108 là người Âu (tức là Pháp), 63 là người địa phương và 25 công ty vô danh và công ty cổ phần. Nếu số liệu của ông O. Dupuy chính xác thì trong thế chiến thứ nhất đã có một số khá đông người bản xứ tham gia trồng cao su.

Nếu trừ ông Lê Phát Tân đã đăng ký năm 1911 thì sau 6 năm đã có thêm 62 người địa phương chủ yếu là người Việt, và chắc chắn họ là những người làm cao su tiểu điền.

Nhờ tài liệu của ông H. Berland, đăng trong tập san của Viện nghiên cứu cao su Đông Dương (IRCI – vol II – 1946) chúng ta có bảng thống kê sau đây:

Diện tích cao su ở miền Đông Nam Bộ đến ngày 21/12/1943

Tổng sốDiện tích (ha)% so diện tích chung
Số đơn vị
Tiểu điền
<10 ha
10-49 ha
50 – 99 ha
Trung điền
100-499 ha
Đại điền
500-999 ha
≥1000 ha
956
817
417
294
106
98
98
41
17
24
103.221
16.819
1.548
7.626
7.645
20.236
20.236
66.191
12.352
53.839
16,3%


 
19,6%

64,1% 

Số tiểu điền tăng lên nhiều, diện tích cao su tiểu điền năm 1911 chỉ mới đạt 1%, đến trước Cách mạng Tháng Tám đã chiếm 16,3% diện tích trồng cao su.

Diện tích cao su giảm đáng kể qua 2 cuộc chiến tranh

Năm 1964, trước khi đế quốc Mỹ ào ạt đưa quân vào Việt Nam để thực hiện cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ, Viện Cao su Việt Nam đã làm một cuộc điều tra tại chỗ ở miền Đông Nam Bộ trên 1.531 cơ sở. Đến tháng 7 năm 1970, Viện Cao su Việt Nam lại làm một cuộc điều tra tại chỗ như lần trước, nhưng chỉ còn 891 cơ sở, như vậy 640 cơ sở đã bị mất đi giữa 2 lần điều tra, cách nhau 6 năm, trong giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh cục bộ do Mỹ tiến hành trên đất nước ta. Sau đây là tài liệu điều tra năm 1970 của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.

Tổng sốDiện tích (ha)% so diện tích chung
Số đơn vị Tiểu điền
<10 ha
10-49 ha
50 – 99 ha
Trung điền
100-499 ha
Đại điền
500-999 ha
≥1000 ha
891
832
638
153
41
31
31
28
3
25
76.940
7.380
1.520
3.230
2.630
6.370
6.370
63.190
2.220
60.970
9,5%

 
 
8,2% 

82,3%

Đối chiếu 2 thời kỳ cuối năm 1943 và cuối năm 1970, chúng ta thấy: Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, số đại điền giảm 13 cơ sở (32%), trung điền giảm 2/3, số tiểu điền có mặt năm 1970 xấp xỉ số đăng ký 1943. Diện tích cao su của mỗi loại thay đổi nhiều. Diện tích cao su tiểu điền từ 16.819 ha năm 1943, chỉ còn 7380 ha năm 1970, tức giảm 54%; diện tích cao su trung điền giảm từ 20.236 ha năm 1943 xuống còn 6.370 ha năm 1970, tức giảm 69%.

Đại điền cũng có bị thiệt hại trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nhưng con số thiệt hại không lớn, các đồn điền lớn bị mất 3.000 ha, bằng 4,5% so với năm 1943. Điều này nói lên rằng qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt, cao su tiểu điền và trung điền bị thiệt hại nhiều nhất.

Ở mỉền Đông Nam Bộ, cao su tiểu điền và trung điền tập trung vào các tỉnh gần Thành phố Sài Gòn, trên đất xám như Gia Định, Biên Hòa, Tây Ninh, Bà Rịa; về sau mở rộng dần lên vùng đất xám phía Nam tỉnh Thủ Dầu Một như vùng Bến Cát. Đại điền tập trang chủ yếu vào vùng đất đỏ phía đông tỉnh Biên Hòa và phía bắc tỉnh Thủ Dầu Một.

Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, các tỉnh Phước Long, Tây Ninh và Bình Dương tập trung nhiều nhất cao su tiểu và trung điền. Hai tỉnh Long Khánh và Bình Long là nơi tập trung đại điền.

Về quy mô của các cơ sở trồng cao su, chúng ta có bảng so sánh sau đây:

 Cuối năm 1943 (ha)Cuối năm 1970 (ha)
Tiểu điền
Trung điền
Đại điền
20,58
206,48
1614,41
8,87
205,48
2.256,78

Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, cao su tiểu điền trở nên manh mún hơn. Năm 1943, số tiểu điền có từ 1 ha đến 10 ha chiếm 52% tổng số tiểu điền năm ấy (417/817 cơ sở), nhưng đến cuối năm 1970 thì số tiểu điền có dưới 10 ha chiếm đến 76,6% tổng số tiểu điền (638/832 cơ sở). Vào 2 thời điểm 1943 và 1970, đại bộ phận cao su tiểu điền ở miền Đông Nam Bộ tập trung vào nhóm có diện tích từ 1 -10 ha.

Diện tích bình quân của các trung điền không thay đổi trong khi số đơn vị và diện tích thay đổi lớn. Năm 1943 số trung điền là 98 đơn vị, đến 1970 chỉ còn 31 đơn vị. Diện tích giảm từ 20.236 ha xuống còn 6.370 ha. Diện tích bình quân của đại điền từ 1.614 ha năm 1943 được nâng lên 2.256 ha, trong quá trình tích tụ tư bản, cụ thể là “cá lớn nuốt cá bé” trong thời gian 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên đất nước ta.

Về quốc tịch của những người chủ cơ sở cao su ở Việt Nam, trước Cách mạng Tháng Tám, người ta chia các sở cao su thành 2 loại: Cơ sở của người Âu và Cơ sở của người Đông Dương. Người Âu ở đây chủ yếu là người Pháp; Người Đông Dương chủ yếu là người Việt Nam, một số Hoa kiều (trên một chục người) và vài Ấn kiều. Bọn chủ cao su là con lai (Tây) cũng bị liệt vào cơ sở người Đông Dương.

Xin lấy các số liệu của ông H. Berland năm 1943:

ChungĐồn điền người ÂuĐồn điền người Đông Dương
Số cơ sởDiện tích (ha)Số cơ sởDiện tích (ha)Số cơ sởDiện tích (ha)

Đông Dương
Miền Đông Nam bộ
An Nam
Bắc Kỳ
Campuchia
Lào
1077
956
21
1
78
21
133.793
103.221
1.802
1
28.709
57
449
400
18

19
12
124.785
94.328
1.789

28.604
53
628
556
3
1
59
9
9.007
8.882
13
1
105
4

Tính chung cho Đông Dương, số đồn điền của người Âu bằng 41,6% số cơ sở hiện có, năm 1943 (449/1077 cơ sở) và chiếm 93.2% diện tích trồng cao su. Ở miền Đông Nam Bộ thì diện tích đồn điền người Âu chiếm 91, 4%, người Đông Dương 8,6%. ở Campuchia, cao su người Âu chiếm đến 99,6%; người Campuchia chi có 0,4%. Cho đến trước Cách mạng Tháng Tám, cao su Việt Nam và Đông Dương là của người Pháp.

CSVN (trích từ sách “100 năm cây cao su ở Việt Nam”)

(Xem tiếp theo kỳ sau)

Tính năng động của các đồn điền cao su Việt Nam