- Kết quả Hội thi cấp ngành lần này đạt nhiều kỷ lục quá hả Tư Mủ.
- Đúng rồi, chất lượng cao quá đi 83 Bàn tay vàng, vượt hơn 150% so với hội thi năm 2020 và 101 kiện tướng. Ấn tượng thiệt.
- Điều đó chứng tỏ công nhân mình ngày càng giỏi hén.
- Thì cũng nhờ phong trào rèn luyện tay nghề được các cấp phát động thường xuyên và công nhân mình hưởng ứng, chú trọng.
- Nếu vậy tui nghĩ đến một lúc nào đó toàn bộ công nhân chúng ta đều là bàn tay vàng cả không Tư Mủ nhỉ.
- Có thể lắm chứ.
HAI CẠO
Lây bệnh
Chàng trai đeo cái kính cận dày cộp tên là Văn, cậu Văn là một thợ cạo lành nghề của Tổ 1. Ngoài công việc cạo mủ ra, cậu còn làm thơ viết văn… gửi đăng báo với cái tên Kai Văn quen thuộc với độc giả của ngành.
Một lần, bác Tám phu công- tra hỏi cậu Văn:
– Bây bị cận thị mắt từ khi nào vậy?
– Dạ, cháu cận cũng mới thôi ạ!
– Thế à! Theo bác biết, những người mắc bệnh lý về mắt có thể là do di truyền từ bố mẹ, hoặc do thiếu sự chăm sóc, bảo vệ mắt đúng cách. Đó là những nguyên nhân khiến cho mắt bị bệnh suy giảm thị lực, nên phải đeo kính “phóng đại” mới nhìn rõ mọi vật xung quanh. Tuy nhiên, với bây đeo kính cận không dính dáng gì tới hai hệ này heng.
– Là sao, cháu chưa hiểu?
– Thì vợ chồng ông Hai Nổ, Út Mận là đồng nghiệp của bác mà. Ông bà lên hàng cổ lai hi mới đeo kính lão để đọc sách báo đó thôi. Do vậy, cận do di truyền là không có rồi. Còn bác thấy bây cũng thường xuyên đeo kính bảo hộ làm việc những lúc sử dụng hóa chất diệt cỏ, thuốc kích thích tăng sản lượng mủ (phòng văng vào mắt), hoặc vào cuối năm phòng chống cháy quét lá, đốt lá… có khói bụi. Cũng không xem ti vi, điện thoại ở khoảng cách quá gần, không để ánh sáng trực tiếp rọi vô mắt khi viết lách. Bây biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt thì bệnh mắt không thể xảy ra được.
– Dạ, cháu cũng không rõ nguyên nhân mắt cháu bị cận nhanh đến vậy nữa.
Bác trầm ngâm suy tư, rồi như chợt nhớ ra điều gì, bác vỗ đùi cái chát quả quyết:
– Cây cao su lây cận cho bây rồi!
– Lây thế nào được hở bác?
– Chẳng phải bây thường hay bị bắt lỗi để mủ chảy té xuống đất mà không vô chén hứng mủ hay sao. Lỗi “ tận thu kém” (2 lỗi) đó. Đấy là kết quả không do tay nghề cạo dở, cạo xấu… mà thói quen cẩu thả, thiếu quan tâm vườn cây mà ra. Bây đã bỏ công sức thức khuya dậy sớm cạo mủ, mà thu hoạch ít mủ, không được thưởng sản lượng mủ vượt, không thưởng kỹ thuật… còn bị phạt thêm mới đau.
– Dạ, cháu đau lắm ạ!
– Đau thì sửa gấp thôi! Bây phải chịu khó rong lại mương máng lâu ngày đã cạn, dời xuống cái kiềng đặt cái chén cho đúng cự ly. Cạo hàng ngày, tất nhiên miệng cạo càng xuống thấp đất. Trong khi, bây cứ để máng cận, kiềng cận, chén cận y chang như vậy cạo thôi, hỏi sao không lây… “cận” từ cây sang người cho được.
Mọi người biết bác nói đùa, nhưng là nói hợp tình hợp lý, vì phần cây rành rành: kiềng cận, máng cận, chén cận… giờ thêm đôi mắt cận, rồi cái kính cận trên gương mặt tròn tròn, má xệ hài hài của cậu Văn, tiếng cười lại giòn giã vang lên giữa đại ngàn.
NGUYỄN CỦ CẢI
Related posts:
- Chữ tình của phu cao su xưa
- Lễ hội thống nhất non sông
- Tình người trong mưa bão
- “Các tác phẩm dự thi góp phần lan tỏa hình ảnh, thông điệp đẹp về ngành cao su”
- Thác số 4 - Điểm đến lý tưởng của mọi nhà
- Hội diễn Nghệ thuật quần chúng VRG khu vực V: "Anh cả" tranh tài
- Khám phá du lịch sinh thái vùng biên Bù Đốp
- "Người đi trong bão lũ”: Những kinh nghiệm, bài học quý giá
- Sáng kiến
- 125 năm cây cao su ở Việt Nam: Thời kỳ phát triển và các bước thăng trầm