CSVN – Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất của Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang đạt tỷ lệ cao hơn so với cùng kỳ năm 2021. Riêng chỉ tiêu về lợi nhuận, công ty đã thực hiện đạt 104% so với kế hoạch và 125% so với cùng kỳ, đảm bảo thu nhập cho hơn 300 lao động với mức thu nhập bình quân gần 8 triệu đồng/người/tháng.
Theo báo cáo tại buổi làm việc với Chủ tịch HĐQT VRG Trần Công Kha vào ngày 5 và 6/7 vừa qua, sản lượng sản xuất của trong 6 tháng qua đạt 72.610 m3 gỗ, trong đó gỗ MDF 64.149 m3 (đạt 65% so với kế hoạch), bằng 120% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ trên 71.000 m3, đạt trên 50% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần trên 349 tỷ đồng, đạt 132% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế ước trên 26 tỷ đồng, đạt 125% so với cùng kỳ. Đảm bảo đời sống NLĐ công ty với mức thu nhập bình quân của trên 300 lao động đạt gần 8 triệu đồng/người/tháng.
Về diện tích rừng được giao trên 3.900 ha, trong đó tại huyện An Minh là 373,15 ha rừng phòng hộ, huyện Hòn Đất là 2.529 ha, Tại huyện Hòn Đất, công ty đã tiến hành khai thác từ năm 2016, 2017 và kết thúc vào năm 2018 là trên 1.264 ha, trồng mới rừng sản xuất giai đoạn 1 là 1.084 ha, trong đó chủ yếu là trồng cây tràm Úc và một số diện tích trồng thử nghiệm cây keo lai, keo lá tràm, bạch đàn lai.
Trong buổi làm việc, lãnh đạo công ty cũng đã có những kiến nghị đề xuất đến lãnh đạo VRG về việc giãn những khoản nợ vay từ phía VRG và ngân hàng. Xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VRG về phương hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… tạo điều kiện cho công ty tiếp tục duy trì phát triển ổn định trong thời gian tới.
Sau khi nghe báo cáo từ phía lãnh đạo công ty, ông Trần Công Kha – Chủ tịch HĐQT VRG đã ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của tập thể NLĐ công ty trong thời gian qua. Ông Kha nhấn mạnh: “Để công ty tiếp tục phát triển mỗi NLĐ cần đặt lợi ích của đơn vị mình lên trên hết, cán bộ lãnh đạo cần gương mẫu đi đầu, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Riêng về công tác SXKD, công ty cần phải xây dựng ngay quy chế cụ thể trình lãnh đạo VRG và áp dụng triệt để các quy chế đó trong công tác sản xuất. Trong đó đặc biệt chú trọng quy chế về thu mua nguyên liệu, quy chế tiêu thụ sản phẩm, quản lý tài chính và xử lý nợ”.
“Riêng việc quản lý, trồng cây nguyên liệu tại các diện tích rừng được giao, công ty cần chú trọng tính hiệu quả của các loại cây nguyên liệu nhằm giải quyết vấn đề quan trọng khâu đầu vào cho nhà máy hoạt động liên tục, lâu dài và bền vững. Cần xem xét, nghiên cứu thật kỹ, cụ thể nên trồng loại cây nào mang lại hiệu quả kinh tế, tạo nguồn lợi cho đơn vị. Những diện tích nào không thể khai thác do vướng quy định của Nhà nước, của địa phương thì cần trao trả lại cho địa phương, tránh thất thoát nguồn lợi, tiêu tốn chi phí quản lý, nhân lực lao động thời vụ, gián tiếp”, ông Kha chỉ đạo. Dự báo 6 tháng cuối năm còn gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, công ty cũng đề ra những giải pháp, phương án sản sản xuất với những kịch bản cụ thể để vượt qua khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng được giao.
VŨ PHONG
Related posts:
- Phát huy hiệu quả "1 cung đường - 2 điểm đến"
- "Xây dựng chặt chẽ chế độ cạo cho toàn chu kỳ vườn cây khai thác khu vực miền núi phía Bắc"
- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 'Sản xuất, tiêu thụ nông sản còn luẩn quẩn, bế tắc'
- Linh hoạt các phương án tổ chức sản xuất trong tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp
- Khu công nghiệp Tân Bình: Thu hút đầu tư nhờ chủ động tạo lợi thế cạnh tranh
- Quyết liệt phòng chống dịch bệnh Covid-19, chăm lo tốt đời sống người lao động
- Công ty CP KCN Nam Tân Uyên: Linh hoạt giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
- Đừng trì hoãn vaccine phòng dịch
- Cao su Điện Biên: Chi trả gần 1,2 tỷ đồng tiền mủ cao su cho người dân góp đất
- Khởi động chọn “chiến binh”