CSVN – VRG vừa ban hành Chương trình Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu nhằm triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực, góp phần huy động phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phòng, chống, ngăn chặn đại dịch Covid-19, đảm bảo phát triển kinh tế của Tập đoàn, ổn định đời sống của người lao động.
Cơ cấu lại đội ngũ quản lý hướng tới mục tiêu tăng năng suất lao động
Nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế của Tập đoàn theo kế hoạch đầu tư phát triển và SXKD được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp giao trong giai đoạn 2021-2025.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị theo phương pháp hiện đại. Đẩy mạnh cơ cấu doanh nghiệp theo Đề án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp; đẩy mạnh năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế một số lĩnh vực then chốt.
Tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương; kiên quyết đổi mới, sắp xếp bộ máy quản lý, giảm đầu mối, tránh chồng chéo, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ quản lý hướng tới mục tiêu tăng năng suất lao động. Triển khai quyết liệt công tác sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu hoặc thành viên chưa mang lại hiệu quả đảm bảo tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu quả.
Nâng cao nhận thức từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên, nông trường, tổ đội trong việc chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng
Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, tiết kiệm chi phí SXKD, trong đó: tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, hoa hồng, môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi chiết khấu thanh toán, chi phí năng lượng.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp theo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn được cấp thẩm quyền phê duyệt.Tập trung thoái vốn Nhà nước tại Tập đoàn theo chủ trương, lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có). Tập trung rà soát, xử lý các tồn tại, yếu kém tại các doanh nghiệp có hoạt động SXKD chưa mang lại hiệu quả….
Nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị, công nghệ; đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, cơ cấu sản phẩm, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp, không thực hiện bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Nâng cao trách nhiệm của người đại diện vốn Tập đoàn tại các công ty cổ phần trong việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Tập đoàn đối với các đơn vị và thực hiện phân phối lợi nhuận, chuyển cổ tức về Tập đoàn theo quy định.
Thực hiện tiết kiệm chủ trương đầu tư
Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, đẩy mạnh tinh giản biên chế, cải cách quản lý biên chế theo vị trí làm việc, chức danh và chức vụ; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ để nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.
Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Thực hiện tiết kiệm chủ trương đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả, phù hợp với khả năng tự cân đối nguồn vốn đầu tư; Thực hiện cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản trừ những công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.
Tiết kiệm chi phí trong quản lý, sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi, chưa xác định được nguồn kinh phí thực hiện; nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công, thẩm định dự án; hạn chế các nội dung phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế, thi công, hạn chế tối đa tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.
Tiến hành rà soát, cắt giảm, giãn tiến độ, tạm dừng các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả đầu tư thấp; tăng cường quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán…
Đất đai; trụ sở làm việc được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và đảm bảo thực hành tiết kiệm; Hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được Nhà nước bàn giao quản lý và sử dụng theo quy định…
Tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến và sử dụng năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng các dự án sử dụng công nghệ tái chế nước thải và chất thải, các dự án sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực; tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên.
CSVN
Related posts:
- Cao su Chư Mom Ray chung tay phòng chống dịch Covid - 19
- Chính sách BHXH, lao động - tiền lương có hiệu lực từ năm 2023
- Cao su Chư Păh thu nhập bình quân năm 2021 đạt trên 122% kế hoạch
- "Đẩy mạnh tăng trưởng xanh và phát triển bền vững vì lợi ích cộng đồng"
- Cao su Bình Long học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII
- Bắc Đồng Phú tiếp tục mở rộng diện tích 2 khu công nghiệp
- Trường CĐ CNCS: Chỉ tiêu tuyển sinh đạt trên 150%
- VRG chúc tết Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Công An Tp. Hồ Chí Minh
- Công ty CPCS Bà Rịa: Thực hiện tốt phương án quản lý rừng bền vững
- Cao su Phước Hòa xuất sắc toàn diện năm 2014