CSVN – Ngày 1/12/2021, Bộ NN & PTNT đã có quyết định số 4689 về việc ban hành QTKT cây cao su năm 2020 của VRG là QTKT cấp Quốc gia. Việc này có ý nghĩa quan trọng khẳng định vai trò chủ lực của VRG trong việc đóng góp vào sự phát triển của ngành cao su Việt Nam.
Trước những yêu cầu và thách thức phát sinh từ thực tiễn sản xuất vượt qua khuôn khổ quy định của QTKT cây cao su năm 2012, để kịp thời giải quyết khó khăn và tạo khung pháp lý hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững gắn liền với các yếu tố chính, VRG đã xây dựng QTKT mới từ năm 2019 và ban hành rộng rãi trong toàn VRG năm 2020.
QTKT cây cao su năm 2020 kế thừa những thành quả nền tảng của các QTKT trước. Đồng thời đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất kinh doanh. Quan điểm và chủ trương xuyên suốt của VRG trong QTKT năm 2020 là phát triển bền vững, từng bước hoàn thiện các chứng chỉ trong Chuỗi hành trình sản phẩm VEFC/PEEC, CoC của cao su phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy trình có 10 chương và 14 phụ lục, 164 điều.
Ông Trần Ngọc Thuận – Chủ tịch HĐQT VRG khẳng định: “Ngành cao su Việt Nam có những đóng góp toàn diện vào sự phát triển chung của đất nước. Cây cao su đã được Bộ NN&PTNT công nhận là cây đa mục tiêu. Nhận thấy tầm quan trọng của việc ban hành QTKT cây cao su trên toàn quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển của ngành cao su, VRG đã xin ý kiến lãnh đạo Bộ về vấn đề này. Tôi cho rằng việc ban hành QTKT cây cao su cấp Quốc gia là chủ trương kịp thời, đúng đắn, phù hợp với xu hướng cũng như là điều kiện phát triển cây cao su và vị thế của ngành cao su trong thời gian vừa qua”.
VRG đã gởi văn bản cho 21 đầu mối là các cơ quan quản lý Nhà nước về nông lâm nghiệp và 17 Sở NN&PTNT các tỉnh có diện tích trồng cao su để đề nghị góp ý, đóng góp cho QTKT 2020 và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Bộ NN&PTNT.
Trước đề xuất, kiến nghị của VRG, Bộ NN&PTNT đã có quyết định số 3888 về việc thành lập Hội đồng Khoa học công nghệ đánh giá QTKT cây cao su năm 2020. Hội đồng gồm có 9 thành viên do ông Lê Văn Đức – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT làm Chủ tịch Hội đồng; Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – nông thôn, Ban kinh tế TW làm Phó Chủ tịch Hội đồng và 7 thành viên là các ông/bà trong Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Hội Khoa học đất Việt Nam, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Cục Trồng trọt; Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước.
Ông Lê Văn Đức – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng đánh giá: “QTKT cây cao su năm 2020 có nhiều điểm mới so với những QTKT trước đây. Trong quy trình mới, VRG đã đề ra các giải pháp trồng, chăm sóc, khai thác cao su phù hợp với đặc điểm địa hình, thời tiết của từng vùng miền cụ thể. Có nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay. Đồng thời làm rõ các nội dung về trồng xen canh, luân canh trên vườn cây, đa dạng hóa cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho NLĐ. VRG cũng đã nghiên cứu và đề xuất các mô hình trồng lấy mủ – gỗ, gỗ – mủ phù hợp với từng khu vực… Vì vậy, tôi cho rằng việc ban hành QTKT năm 2020 để áp dụng vào việc trồng và phát triển cao su trên cả nước”.
Tại buổi đánh giá về QTKT cây cao su năm 2020 được VRG tổ chức vào ngày 6/10/2021, 9 thành viên trong hội đồng đều đánh giá cao tính khoa học, ứng dụng vào thực tiễn và đồng ý với đề nghị Bộ NN&PTNT ban hành quy trình cấp Quốc gia.
Qua những ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng thẩm định, ban biên soạn QTKT đã hoàn thiện phần chỉnh sửa, bổ sung. Đến ngày 1/12/2021, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đã ký quyết định ban hành QTKT cây cao su năm 2020 của VRG là quy trình cấp Quốc gia.
Ông Lê Thanh Tú – Phó TGĐ VRG cho biết: “QTKT cây cao su năm 2020 được Bộ NN&PTNT công nhận là QTKT cấp Quốc gia là một trong những nét son của lĩnh vực nông nghiệp của VRG trong năm 2021. Điều này khẳng định được vị thế, vai trò chủ lực của VRG trong quá trình phát triển ngành cao su Việt Nam. QTKT cây cao su năm 2020 là tài liệu, cơ sở khoa học định hướng cho các tổ chức, hộ gia đình trong việc trồng, chăm sóc, khai thác cao su một cách hiệu quả nhất”.
MINH NHIÊN
Related posts:
- “Thanh niên cần làm nhiều hơn nữa để xứng đáng với lịch sử ngành cao su”
- Trồng cây sả trên đất cao su: Hướng đi mới, hiệu quả kinh tế cao
- Sẽ có quy trình riêng cho vườn cây Mang Yang
- Hạt mùa rơi nhớ mẹ
- Nâng cao chất lượng vườn cây cao su phía Bắc
- Một số tồn tại trong công tác trị bệnh nấm hồng trên vườn cây cao su ( kỳ 3)
- Lãnh đạo VRG thăm, chúc Tết tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Sản xuất SVR 10, 20 theo công nghệ mới nhằm giảm suất đầu tư
- Cao su Lai Châu: Giải quyết cấp bách nhu cầu chế biến mủ cao su tại chỗ
- Xác định từng tiểu vùng để chọn giống thích hợp