CSVN – Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu gây rất nhiều khó khăn cho kinh tế thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, do sản phẩm găng tay y tế của VRG Khải Hoàn trở thành một trong những trang thiết bị y tế thiết yếu trong việc ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh, vì thế nhu cầu trên thị trường tăng đột biến thuận lợi cho hoạt động SXKD của công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh vượt trội
Thị phần tiêu thụ của công ty trong năm 2020 chủ yếu xuất khẩu chiếm 73%: châu Á 35%, châu Âu 24%, châu Mỹ 13%, châu Úc 1%. Công ty khai thác 28 lines với các loại găng: Powder, Powder Free, Polymer 1 mặt, Polymer 2 mặt, nitrile, găng phẫu thuật tiệt trùng… với trọng lượng khác nhau.
Công ty đã và đang duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; ISO 13485:2016; ISO 22000:2005; chứng chỉ FDA 510K xuất hàng đi Mỹ; chứng nhận CE Marking xuất hàng đi châu Âu; Chứng nhận của Bộ Y tế và Giấy chứng nhận phù hợp của Trung tâm 3; SA 8000:2014… chất lượng sản phẩm của VRG Khải Hoàn luôn được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.
Kế hoạch năm 2021, sản lượng sản xuất 2.408 tỷ sản phẩm găng tay các loại; tiêu thụ 2.414 tỷ sản phẩm. Tổng doanh thu 2.251 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế 680 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế 544 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu 25,78%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/VĐL 200,08%. Nộp ngân sách Nhà nước 118 tỷ đồng.
Tại khu vực phía Nam có 5 doanh nghiệp sản xuất găng tay y tế, trong đó có 4 công ty đặt nhà máy tại tỉnh Bình Dương. Đến thời điểm này, chỉ có Công ty CP VRG Khải Hoàn đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép liên quan để xuất khẩu đi Mỹ, các nước châu Âu. Công ty hiện đang chiếm khoảng 30% thị phần găng tay y tế trên cả nước.
Mục tiêu phát triển công ty theo hướng bền vững
Chia sẻ về các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 2021, ông Dương Duy Phú – TGĐ công ty, cho biết: Kết quả SXKD năm 2020 chủ yếu đến từ yếu tố khách quan, nội tại công ty còn nhiều khó khăn, thách thức.
Vì vậy, Ban điều hành sẽ tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, nắm bắt thị trường để chủ động có kế hoạch, giải pháp phù hợp, hiệu quả. Thứ hai, khai thác hiệu quả tối đa tài sản công ty như: máy móc thiết bị hoạt động hết công suất, tối ưu hiệu quả trong doanh thu lợi nhuận, giảm hàng tồn kho. Thứ ba, hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp trong đó có quy chế bán hàng nhằm phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh của công ty, để sản phẩm đến khách hàng một cách thuận lợi nhất, nghiên cứu tiếp thị mở rộng thị trường, gia tăng hoạt động chăm sóc khách hàng truyền thống.
Thứ tư, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm các chi phí; thực hành tiết kiệm chống lãng phí đảm bảo hiệu quả SXKD và các dự án đầu tư, hợp tác nhượng quyền thương hiệu đúng quy định hiện
hành. Thứ năm, nâng cao chế độ phúc lợi cho người lao động, khuyến khích NLĐ tham gia đóng góp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Cải tiến các quy trình sản xuất, tác nghiệp, hệ thống quản lý chất lượng để nâng cao trách nhiệm, năng suất lao động, hiệu quả trong công việc. Thứ sáu, tiếp tục tăng cường công tác an toàn lao động – PCCC – bảo vệ môi trường, quản trị rủi ro, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
TRẦN HUỲNH
Related posts:
- Gỗ Thuận An áp dụng nhiều giải pháp ổn định sản xuất
- Bóng Thể thao đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động và chia cổ tức cho cổ đông
- MDF VRG Kiên Giang nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn do COVID - 19
- MDF VRG Kiên Giang: Linh hoạt vượt khó hoàn thành kế hoạch
- MDF VRG Quảng Trị: Lợi nhuận 4 tháng đầu năm đạt 99,5% kế hoạch
- Phát triển lĩnh vực khu công nghiệp theo hướng hiện đại và tập trung
- Công nhân cao su khó trụ nổi ở các khu công nghiệp
- Cao su Bến Thành: Nhiều giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu, tăng cường hợp tác, gia tăng thị phần
- Xây dựng thương hiệu VRG trong lĩnh vực khu công nghiệp
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ tại nước bạn Lào