CSVNO – Đó là phát biểu của ông Lê Thanh Tú – Phó TGĐ VRG tại Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị, tổ chức ngày 20/1.
Năm 2020 với nhiều khó khăn, thử thách vì thiên tai, dịch bệnh… nhưng Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị đã chủ động đưa ra các biện pháp đồng bộ, xây dựng kịch bản điều hành phù hợp, điều tiết cân đối hiệu quả các nguồn lực nhằm đảm bảo hoàn thành cao nhất kế hoạch SXKD đề ra.
Tổng diện tích cao su và rừng trồng công ty quản lý là 4.507 ha. Gồm diện tích cao su tại Lào 342 ha và diện tích cao su, rừng trồng trong nước 4.165 ha. Trong đó, diện tích cao su khai thác 784 ha; KTCB 2.827 ha; tái canh 41 ha; rừng trồng 474 ha; diện tích đất chuẩn bị tái canh, rừng trồng 40 ha.
Sản lượng khai thác năm 2020 đạt 801 tấn (vượt 0,1% KH), đây là kết quả của sự cố gắng vượt bậc, sự tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm nên Công ty đã vượt qua rào cản của thiên tai, dịch bệnh hoàn thành kế hoạch sản lượng đề ra.
Công ty đã trồng tái canh được 41,26 ha (đạt 100% KH). Công tác trồng tái canh luôn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và tuân thủ cơ cấu bộ giống, lịch thời vụ theo chỉ đạo của Tập đoàn. Chất lượng vườn cây tái canh tỷ lệ sống đạt 100%, sinh trưởng tốt, diện tích xếp loại A chiếm 100%. Công ty có 474 ha diện tích rừng trồng từ đất hoán đổi với địa phương, tất cả diện tích đều sinh trưởng và phát triển tốt.
Công ty có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân trồng xen để tăng thu nhập. Hiện nay 100% diện tích vườn cây KTCB đã được trồng xen có hiệu quả. Nhiều mô hình trồng xen với thu nhập bình quân từ 40 – 60 triệu đồng/hộ gia đình công nhân, góp phần tăng thu nhập đảm bảo đời sống cho NLĐ và nhân dân trên địa bàn.
Công ty chế biến tổng cộng 1.954 tấn (vượt 1,9% KH). Sản xuất cao su thương hiệu VRG được 674 tấn (vượt 25,2% KH). Năm 2020, mặc dù giá cao su biến động khó lường nhưng công ty đã tiêu thụ đạt kế hoạch đề ra với giá bán cao. Tổng sản lượng tiêu thụ trong năm là 1.875 tấn (vượt 33,9% KH), giá bán bình quân 35,2 triệu đồng/tấn.
Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ khó khăn, Công ty đã tích cực tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa khách hàng, chú trọng khách hàng ổn định là các nhà máy sản xuất cao su trong nước. Công ty đã xây dựng được mối khách hàng truyền thống với Công ty CP Cao su Đà Nẵng và Công ty CP Cao su Sao Vàng. Nhờ vậy, công tác tiêu thụ năm 2020 của Công ty luôn đảm bảo ổn định.
Công ty đã tổ chức thu mua được 1.000 tấn (vượt 66,7% KH). Nhờ làm tốt công tác thu mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra nên công tác thu mua đem lại hiệu quả trong việc tạo việc làm và thu nhập cho NLĐ, giảm được giá thành chế biến, đóng góp lớn phần lợi nhuận trong kết quả SXKD chung của công ty.
Tình hình tài chính của Công ty ổn định, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tổng doanh thu gần 70 tỷ đồng (vượt 39,7% KH); tổng lợi nhuận trước thuế 1,56 tỷ đồng (vượt 75% KH); tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu 0,35%(vốn chủ sở hữu 432,78 tỷ đồng); tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu 2,17%. Nộp ngân sách Nhà nước 4 tỷ đồng (vượt 5% KH). Tiền lương bình quân gần 500 lao động trên 4,9 triệu đồng/người/tháng; bình quân tiền thưởng cuối năm 2020 hơn 8 triệu đồng/người, thu nhập bình quân trên 7 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù khó khăn, nhưng công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định cho NLĐ.
Năm 2021 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Nhằm đảm bảo hiệu quả SXKD, thu nhập đời sống cho NLĐ, công ty đã xây dựng giải pháp thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Phấn đấu khai thác đạt sản lượng 1.220 tấn, đạt năng suất 1,16 tấn/ha. Tiếp tục sắp xếp, tinh giảm bộ máy gián tiếp, phục vụ xuống dưới 12 % so với số lao động. Phấn đấu thu mua mủ cao su tiểu điền trên 700 – 1.800 tấn; chế biến đạt chất lượng ổn định 3.020 – 3.520 tấn mủ các loại; chăm sóc tốt diện tích 2.214 cao su KTCB hiện có trong nước và 342 ha cao su tại huyện Sa-Muồi (Lào); chăm sóc tốt 523 ha rừng trồng.
Phấn đấu tiêu thụ từ 1.800 – 2.900 tấn; giá bán bình quân trên 33,5 triệu đồng/tấn; giá thành tiêu thụ bình quân cao su khai thác phấn đấu < 33,2 triệu đồng/tấn. Tổng doanh thu từ 61 – 98 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu cao su từ 60,3 – 97 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế trên 374 triệu đến 1,3 tỷ đồng; Nộp ngân sách Nhà nước từ 3,6 – 4,5 tỷ đồng. Tiền lương bình quân 5 triệu đồng/người /tháng, thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/người/tháng.
TRẦN HUỲNH – ẢNH: CTV
Related posts:
- Nông trường 2 lập "cú đúp" tại Hội thi Bàn tay vàng Cao su Lộc Ninh
- Cao su Đồng Phú chia cổ tức 40%
- Đảng bộ Cao su Ea H’Leo được biểu dương trong công tác xây dựng Đảng
- Cao su Phú Riềng tuyên dương 112 học sinh, sinh viên xuất sắc
- Các công ty cao su khu vực Campuchia: Tiếp tục bứt phá, đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ
- Sản lượng Cao su Krông Buk đạt 102,2% so Nghị quyết
- Triệt để tiết giảm chi phí
- Cao su Phú Riềng tuyên dương 140 học sinh, sinh viên xuất sắc
- Đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sang giai đoạn mới, vì hòa bình và phát triển
- Bộ Nông nghiệp tập huấn thi đua khen thưởng