CSVNO – Đó là khẳng định của ông Lê Thanh Tú – Phó TGĐ VRG tại Hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021 của Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh, tổ chức chiều ngày 19/1.
Tuy năm 2020 có nhiều khó khăn do dịch Covid – 19, thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến kết quả SXKD của Cao su Hà Tĩnh, nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực cùng đồng hành phấn đấu nên công ty đã đạt được một số kết quả nhất định.
Với diện tích cao su khai thác 1.998 ha, sản lượng mủ đạt 1.604 tấn (vượt 0,3% KH; chế biến 2.117 tấn (vượt 5,8% KH); tiêu thụ 1.616 tấn. Tổng doanh thu gần 58 tỷ đồng (đạt 83% kế hoạch); lợi nhuận sau thuế 123,2 triệu đồng (đạt 55%KH); nộp ngân sách Nhà nước 2,6 tỷ đồng (vượt 30% KH); tiền lương bình quân của gần 600 lao động trên 4,6 triệu đồng/người/tháng (vượt 2,3% KH).
Năm 2020, công ty được Tập đoàn giao chỉ tiêu sản lượng khai thác mủ 1.600 tấn với diện tích 1.998 ha. Xác định đây là nhiệm vụ trong tâm, ngay từ đầu năm công ty đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng năng suất vườn cây từ những tháng đầu, quý đầu của năm.
Công ty đã linh hoạt quy định số cây cạo cho từng đối tượng NLĐ, điều chuyển công nhân hợp lý giữa các đơn vị thừa cây cạo và đơn vị thiếu lao động. Tập trung phân chia lại phần cạo, vùng cạo, tận dụng hết cây cạo (trên cả những diện tích thanh lý chưa cưa cắt), tăng số lượng cây cạo (cụ thể mỗi công nhân thực hiện từ 2.500 – 2.700 cây cạo). So với năm 2019 tăng từ 500-700 cây trên mỗi CNLĐ. Thực hiện cạo mủ đông, tăng thời gian cạo nhằm tăng sản lượng và thu nhập cho NLĐ (thời gian cạo cả ngày)…
Xác định năm 2020 giá mủ đang duy trì ở mức thấp, rất khó khăn trong công tác tiêu thụ. Ngay từ đầu năm công ty đã chủ động đàm phán, ký kết các hợp đồng dài hạn trong công tác tiêu thụ mủ. Vì vậy trong năm đã tiêu thụ được 1.616 tấn mủ cao su. Trong đó mủ thương hiệu VRG 1.560,4 tấn/1.616 tấn.
Ngoài nhiệm vụ chính là khai thác, trồng chăm sóc cao su thì lĩnh vực Lâm nghiệp cũng được công ty luôn coi trọng để phát triển rừng gỗ nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho NLĐ và doanh nghiệp, đồng thời bảo tồn và phát triển vốn rừng. Công ty tổ chức thực hiện khai thác rừng keo nguyên liệu 119,77 ha với 12.480m3 gỗ nguyên liệu (doanh thu 5,324 tỷ đồng; lợi nhuận 1,352 tỷ đồng).
Năm 2020, công ty đã thực hiện trồng 56,14 ha/60 ha rừng kinh tế (đạt 93,5% KH); chăm sóc 272 ha rừng trồng tập trung đảm bảo quy trình, rừng trồng sinh trưởng tốt, độ đồng đều cao. Bảo vệ rừng 1.409 ha (trong đó bảo vệ rừng thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững là 825,1ha).
Năm 2021 dự báo còn rất nhiều khó khăn, trên cơ sở Đề án tái cơ cấu, công ty tiếp tục chủ động xây dựng nhiều phương án tổ chức SXKD. Tập trung nguồn lực cho phát triển ngành nghề chính là sản xuất kinh doanh cao su. Kết hợp phát triển tốt các ngành nghề khác như SXKD gỗ rừng trồng, chăn nuôi lợn, trồng cây nông nghiệp khác để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất. Bảo toàn vốn Nhà nước, cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần cho NLĐ.
Cụ thể, với diện tích vườn cây cao su kinh doanh 2.296,78 ha; sản lượng mủ 2.000 tấn; thu mua 30 tấn; chế biến 2.633 tấn; tiêu thụ 1.804 tấn. Tổng doanh thu 75.145 tỷ đồng (trong đó, doanh thu cao su 57,6 tỷ đồng, doanh thu khác 17,5 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế 466 triệu đồng; nộp ngân sách Nhà nước 2,1 tỷ đồng; tiền lương bình quân trên 5,5 triệu đồng/người/tháng.
TRẦN HUỲNH – ANH BÌNH- ẢNH: CTV
Related posts:
- Trao giấy Chứng nhận đầu tư xây dựng khu công nghiệp Nam Pleiku
- VRG vượt kế hoạch 2.967 tấn mủ, tính đến 28/12
- Năng suất cao, chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng
- Các đơn vị hoạt động hiệu quả sau cổ phần hóa
- Trao 195 suất quà Tết cho công nhân Cao su Ea H’Leo
- Cao su Kon Tum: Hộ nhận khoán giành "Bàn tay vàng"
- Khối thi đua Gia Lai – Kon Tum: Gần 100 giải pháp, sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong năm
- Thợ giỏi miền núi phía Bắc tham gia Hội thi: Cơ hội để học hỏi kinh nghiệm
- VRG tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 23/NQ-TW
- Nông dân chưa được đào tạo nghề khai thác cao su