CSVN – Năm 2016 Công ty CP Cao su Bà Rịa Kampong Thom chính thức đi vào khai thác. Chỉ sau 2 năm, công ty đã có lợi nhuận và năm 2019 gia nhập CLB 2 tấn của VRG. Công ty đã chia sẻ những kinh nghiệm để đạt tiêu chuẩn CLB 2 tấn.
Xây dựng mô hình quản lý điều hành
Khi đi vào khai thác, công ty chuyển đổi mô hình quản lý từ Công ty – Nông trường – Tổ sang mô hình Công ty – Nông trường – Đội sản xuất. 1 đội có từ 92 – 100 công nhân và ban quản lý đội gồm 3 người, trong đó có 1 cán bộ là người Việt Nam có trình độ quản lý kỹ thuật cạo và biết tiếng Khmer.
Công ty quy định cụ thể quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cấp. Với mô hình này việc quản lý quy trình kỹ thuật, lao động được chặt chẽ hơn, giảm đầu mối quản lý trực tiếp cho nông trường, các chủ trương của công ty đều được truyền đạt đến công nhân kịp thời và chính xác. Đặc biệt, lực lượng quản lý không tăng so với mô hình cấp tổ nhưng chặt chẽ và hiệu quả hơn trong sản xuất và bảo vệ sản phẩm.
Ngoài ra đơn vị còn quản lý hiệu quả năng suất lao động, cụ thể như từ việc giao khoán. Nhờ làm tốt quản lý vườn cây nên công tác chia phần cây được thực hiện hợp lý, mỗi công nhân nhận khoán bình quân là 2.800 cây cạo (501 cây cạo/ha), trong đó có độ đồng đều về công việc, về tiền lương từ đó việc sắp xếp bố trí định mức lao động phù hợp. Việc chở mủ về ga tập kết cho người lao động tiết kiệm được chi phí vận chuyển, hiện nay công ty chỉ có 8 xe vận chuyển nên giảm được chi phí rất lớn
Quản lý chặt chẽ quy trình kỹ thuật, sản lượng
Để vườn cây khai thác có năng suất, sản lượng cao ổn định, bền vững thì phải có vườn cây KTCB tốt. Khi đưa vào khai thác có tỷ lệ cây mở cạo cao, vanh thân và độ dày vỏ đạt yêu cầu theo từng giống thích hợp. Ngoài ra, công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật khai thác cũng phải được thực hiện một cách khoa học và đạt hiệu quả cao.
Từ những quy định của Tập đoàn, công ty đã xây dựng Quy chế quản lý quy trình kỹ thuật cho phù hợp với thực tế, đề ra chế độ thưởng phạt hợp lý. Công tác kiểm tra quy trình kỹ thuật được thực hiện thường xuyên ở 3 cấp Đội – Nông trường – Công ty nên kịp thời hướng dẫn, uốn nắn những sai phạm và rèn luyện, nâng cao tay nghề cho công nhân, đảm bảo công tác khai thác hiệu quả về lâu dài.
Với chế độ cạo D4, phương án để mủ cao su đông tự nhiên ngoài vườn cây nên giảm được cường độ lao động cho công nhân nhưng lại tăng năng suất lao động. Nếu thời tiết không thuận lợi thì cạo chiều, các ngày nghỉ lễ, tết… Công ty sắp xếp cạo bù trước và sau ngày nghỉ nên vườn cây cho mủ ổn định. Trường hợp công nhân vì việc riêng gia đình được giải quyết cạo bù hôm trước hoặc cạo choàng nên phần cây không bị bỏ cạo.
Bên cạnh đó đã chủ động, linh hoạt xây dựng các phương án để hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng, phấn đấu ngay từ những ngày đầu mùa cạo.
Ông Phùng Thế Minh – TGĐ Cao su Bà Rịa Kampong Thom, cho biết: “Ban lãnh đạo công ty kết hợp với các đoàn thể phát động phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch sản lượng ngay từ đầu mùa cạo mới. Bắt đầu từ tháng 8 đến cuối năm, công ty sẽ tổ chức thưởng cho những cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện kế hoạch tháng, tiêu chí cho việc xét chọn này là đảm bảo ngày công, quy trình kỹ thuật và kế hoạch sản lượng. Hàng tháng có 35 cá nhân tiêu biểu và 12 tập thể được biểu dương, khen thưởng trước tập thể”.
THIÊN HƯƠNG
Related posts:
- Các đơn vị Duyên hải miền Trung: Vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ
- VRG và QK7 tăng cường hợp tác hướng đến kỷ niệm 40 năm kết nghĩa
- Cao su Lai Châu 2 bén rễ nơi thượng nguồn sông Đà
- "Gà mẹ đẻ gà con" - Hướng đi phù hợp cho chương trình phát triển cao su tại Tây Nguyên
- Nông trường Quản Lợi, Cao su Bình Long: Tiên phong thực hiện quản lý rừng bền vững
- Ước vọng năm mới 2021: Thành công, sung túc, phát triển
- Khối văn phòng công ty đạt giải nhất hội thao Cao su Sa Thầy
- "Đồng vợ, đồng chồng" giành "vàng"
- Lai Châu: Vàng trắng khơi dòng
- Cao su Phú Thịnh: Đơn vị đầu tiên của khu vực Đông Nam Bộ về trước kế hoạch sản lượng