Theo thống kê, toàn tỉnh Đắk Nông có gần 30.000 ha cao su, trong đó, hơn 7.000 ha đang trong giai đoạn khai thác mủ. Hiện nay, cây cao su được phát triển dưới nhiều hình thức, trong đó nông hộ chiếm một tỷ lệ lớn. Thế nhưng, việc nhiều nông dân chưa được đào tạo kỹ thuật trồng và khai thác cây cao su đã dẫn đến năng suất mủ còn đạt thấp, tuổi thọ của cây không đảm bảo.
Tại các vùng trồng cao su tập trung, một số tổ chức đoàn thể cũng đã triển khai các hoạt động truyền dạy nghề trồng, chăm sóc, cạo mủ cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng cũng chưa nhiều. Vì vậy, hiện nay, phần lớn kỹ thuật chăm sóc, khai thác mủ cao su đang được nhiều gia đình làm trước “truyền miệng” lại cho những gia đình làm sau, chứ không phải thông qua trường lớp đào tạo nghề nào.
Qua tìm hiểu cho thấy, nhu cầu học nghề chăm sóc, khai thác mủ cao su của người dân là rất nhiều. Tuy nhiên, theo quy định của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) thì mỗi người dân chỉ được học một nghề, nên có nhiều gia đình khi phát triển đa canh, đa con đã không thể tham gia đầy đủ các lớp học.
Trong khi đó, việc trồng, khai thác cây cao su theo kinh nghiệm sẽ làm thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế. Vì vậy, việc các ngành chức năng, đoàn thể cần điều tra, rà soát nhu cầu của người dân để mở những lớp học nghề, trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăm sóc, khai thác mủ cao su là điều cần thiết để giúp nông dân sản xuất bền vững, hiệu quả hơn.
P.V
Related posts:
- Cao su Krông Buk về trước kế hoạch sản lượng 32 ngày
- VRG luôn đảm bảo tăng trưởng hàng năm
- Cần chính sách phù hợp để tái cơ cấu đạt hiệu quả cao nhất
- Cao su Chư Sê: Thu nhập tăng 14%
- Cao su Bình Long phấn đấu khai thác vượt 16.500 tấn mủ
- Huấn luyện võ thuật cho lực lượng tự vệ Cao su Tây Nguyên – miền Trung
- Đảm bảo kinh doanh có lãi, chia cổ tức cho các cổ đông
- VRG và Sailun có nhiều cơ hội hợp tác
- Hội phụ nữ Công ty 74 trao nhà tình thương
- Cao su Sơn La sôi nổi hội thao chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam