CSVN – Thị trường Mỹ vẫn rất có triển vọng trong tương lai đối với ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam, điều quan trọng là các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt phải nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cũng như những quy định xuất khẩu từ thị trường Mỹ để tránh rủi ro cho ngành gỗ.
Thị trường quan trọng
Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 về gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam và chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Tốc độ tăng trưởng vào thị trường Mỹ trung bình từ 15 – 17%/năm. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay xuất khẩu gỗ vào thị trường này tăng trên 30%. Mặc dù tăng trưởng cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về gian lận thương mại. Các chuyên gia cho rằng ngành gỗ cần thận trọng trong việc cấp phép cũng như hợp tác đầu tư với doanh nghiệp (DN) nước ngoài để tránh gian lận về nguồn gốc xuất xứ, tránh nguy cơ bị áp thuế cao.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ liên tiếp giữ vị trí là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất trong ngành nông nghiệp. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 7/2019 đạt 850 triệu USD, tăng 5,5% so với tháng 6/2019 và tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,67 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 4 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2018. Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu trong nửa đầu năm 2019 đều có tốc độ tăng trưởng cao.
Là thị trường quan trọng trong xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam chính là thị trường Mỹ. Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 3,6 tỷ USD. Riêng 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đã đạt 1,839 tỷ USD, tăng 34,98% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm tới 46% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Không chỉ là thị trường chủ lực xuất khẩu, Mỹ còn là nhà cung cấp gỗ nguyên liệu số 1 cho Việt Nam.
Nguy cơ bị áp thuế phá giá
Sau khi Mỹ tăng thuế đối với đồ nội thất Trung Quốc từ 10% lên 25% áp dụng từ ngày 01/6/2019, các công ty sản xuất nội thất Trung Quốc chịu tác động lớn nhất của chính sách thuế do Mỹ áp dụng đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc. Do đó xuất khẫu gỗ từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm mạnh.
Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã có tác động không nhỏ đối với ngành gỗ Việt Nam. Nhiều DN ngành gỗ Việt Nam đã chớp lấy cơ hội này đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Theo đó, tỷ trọng nhập khẩu gỗ của Mỹ từ Việt Nam tăng mạnh.
Với kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng cao trong một thời gian ngắn khiến các chuyên gia khuyến cáo có thể làm phát sinh sự chú ý của Chính phủ Mỹ về bán phá giá và trợ cấp. Trước nguy cơ có thể xảy ra những gian lận thương mại dẫn đến bị áp thuế phá giá, Bộ Công Thương đã có nhiều cảnh báo các DN và ngày 09/7/2019, bộ đã tổ chức hội nghị triển khai Đề án tăng cường quản lý Nhà nước chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ nhằm tránh tổn hại cho ngành gỗ.
Theo bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (VCCI), các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là cơ hội cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nắm vững những quy định cần thiết và đáp ứng đủ điều kiện về xuất xứ hàng hóa để không vướng vào gian lận về xuất xứ hàng hóa, ảnh hưởng tới toàn bộ ngành gỗ nói chung…
Q.K
Related posts:
- Cao su Sơn La phối hợp tốt đảm bảo an ninh trật tự
- VRG thông qua phương án cổ phần hóa
- Cao su Việt Lào: Sản lượng đạt 12% kế hoạch
- Tạm dừng tổ chức các đoàn tham quan, nghỉ mát năm 2020
- Nông trường Dục Nông nhận bằng khen Bộ Công an
- Ông Nguyễn Hoàng Anh – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệ...
- Thời khó trên vùng đất "cổng trời"
- "VRG cần tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua"
- Nhiều giải pháp phù hợp và quyết liệt ngay đầu năm
- Các công ty cao su tại Campuchia: trồng mới trên 9.500 ha năm 2014