CSVN – Phát triển cao su bền vững là xu hướng tất yếu. VRG đã và đang nỗ lực đặt mục tiêu hướng đến phát triển bền vững. Theo ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su VN, đối với ngành cao su thì đây là cả một quá trình, khó và cần sự nỗ lực của tất cả các đơn vị thành viên.
Từng bước xây dựng thương hiệu
Sản phẩm cao su thiên nhiên (CSTN) của Việt Nam nói chung và VRG nói riêng đã cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất lốp xe trong và ngoài nước như Michelin, Bridgestone, Sailun, Kumho, Goodyear, Sumitomo, Cheng Shin, Caosumina, DRC, Sao Vàng … Ngoài ra còn cung cấp cho các nhà tiêu thụ và phân phối lớn trên thế giới, xuất khẩu gần 70 quốc gia trên thế giới.
Thực hiện chủ trương của lãnh đạo VRG về việc xây dựng sản phẩm CSTN mang thương hiệu VRG, các bộ phận chức năng tiến hành các thủ tục cần thiết để xây dựng thương hiệu. Qua các mốc thời gian cụ thể, ngày 4/9/2017, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 121481 cho VRG về việc bảo hộ logo và nhãn hiệu VRG của Tập đoàn.
Hiện nay, toàn Tập đoàn có 34 công ty với 51 nhà máy chế biến trong và ngoài nước, với công suất 533.300 tấn/năm. Cụ thể, khu vực Đông Nam bộ có 28 nhà máy với công suất 324.500 tấn/năm. Khu vực Tây Nguyên có 11 nhà máy với công suất 90.000 tấn/năm. Khu vực miền Trung có 6 nhà máy với công suất 38.300 tấn/năm. Khu vực Lào và Campuchia có 6 nhà máy với công suất 80.500 tấn/năm. Ngoài ra Tập đoàn cũng đã có 25 phòng kiểm phẩm.
Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất
Theo ông Nguyễn Hoàng Thái, Phó ban Công nghiệp VRG, Tập đoàn đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu về chất lượng của các khách hàng truyền thống. Để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhất là các hãng sản xuất vỏ xe, VRG đã có định hướng cho việc phát triển các sản phẩm có chất lượng cao hơn theo tiêu chuẩn riêng của VRG TCCS 112. Sản phẩm mang thương hiệu VRG là kết quả của quá trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và công nghệ. Tập đoàn có thể sản xuất được trên 50.000 tấn/năm sản phẩm VRG TCCS 112.
[cow_johnson general_float=”center”]Năm 2017, Tập đoàn thực hiện chế biến tổng sản lượng 362.389,30 tấn. Trong đó, SVR 3L là 123.142,40 tấn; SVR 10 là 79.115,50 tấn; RSS là 25.906,00 tấn, Latex 38.827,30 tấn; SVR CV 60 là 56.394,00 tấn; SVR CV 50 là 13.844,70 tấn…Kế hoạch chế biến năm 2018 tổng sản lượng đạt 347.875,21 tấn.[/cow_johnson]Với việc định hướng sản xuất các sản phẩm thương hiệu CSTN VRG theo tiêu chuẩn TCCS 112, hiện nay, Tập đoàn đang xây dựng, điều chỉnh các quy trình sản xuất từ vườn cây đến nhà máy. Để chế biến các sản phẩm đạt chất lượng theo TCCS 112, phải tuân thủ nghiêm ngặt tại các bước trong quy trình sản xuất. Về nguồn nguyên liệu, thu mủ sạch, kiểm soát chất lượng theo quy trình “Sạch” theo TCCS 111. Quy trình, công nghệ chế biến từ truyền thống cũng chuyển sang quy trình mới đạt TCCS 112. Quản lý chất lượng bắt buộc “Kiểm soát toàn quy trình” so với hiện nay là “Kiểm tra đầu cuối”, nhằm thay đổi cách thức tổ chức, đánh giá và xử lý tại các công đoạn sản xuất. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ duy nhất VRG xây dựng tiêu chuẩn của sản phẩm cao hơn TCVN.
Phát triển thương hiệu sản phẩm cao su VRG theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường hướng tới sản phẩm có chứng chỉ về môi trường như FSC, PEFC, VPA- FLEGT góp phần bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. Đây cũng chính là mục tiêu mà VRG đã và đang nỗ lực hướng đến.
MINH TÂM
Related posts:
- Cao su Chư Sê: Hoàn thành sản lượng sớm nhất trong nhiều năm
- Công ty CP TM& DV Du lịch Cao su: Phấn đấu tốc độ tăng doanh thu 2 - 4%
- Trường Cao đẳng CNCS nhận Cờ thi đua xuất sắc của VRG
- Cao su Điện Biên quan tâm nâng cao đời sống người lao động
- Lãnh đạo Cao su Quảng Nam đối thoại cùng người lao động
- Cao su Bà Rịa: Cổ đông nhận cổ tức năm 2017 là 4%
- Cao su Tân Biên khen thưởng công nhân vượt kế hoạch sản lượng
- Chính phủ thúc đẩy đầu tư công hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dịch bệnh
- Nông nghiệp công nghệ cao: Thận trọng trong triển khai thực hiện
- Cao su Dầu Tiếng thưởng Tết bình quân 15,5 triệu đồng/người