CSVN – 3 năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình sáng kiến, cải tiến đã có hàng chục đề tài được áp dụng vào thực tế sản xuất, giúp Công ty CPCS Tây Ninh tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đẩy mạnh chương trình cải tiến
Theo ông Lê Văn Chành – TGĐ công ty, để có sự phát triển ổn định, bền vững, trong những năm qua, công ty đã hoạch định chiến lược phát triển đúng hướng và đồng bộ. Mạnh dạn ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới; đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị hiện đại; thực hiện phương thức quản lý, điều hành linh hoạt.
Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, công ty đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình cải tiến năng suất, chất lượng Kaizen, đã tạo nên một làn gió mới, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Năm 2015, công ty hoàn thành việc xây dựng và áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng Kaizen tích hợp vào hệ thống quản lý chung. Kết quả, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt với tổng số tiền tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ đồng.
Năm 2016, với 19 sáng kiến, sáng tạo được áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại các nông trường, xí nghiệp, đơn vị trực thuộc đã giúp công ty tiết kiệm được hơn 2,4 tỷ đồng. Còn năm 2017, có rất nhiều sáng kiến, cải tiến được đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả công việc và tiết giảm chi phí hàng tỷ đồng.
Những sáng kiến tiêu biểu
Để xử lý chống hạn cho vườn cây trồng mới, trước đây, NT Bến Củi thực hiện phương pháp thủ công, hiệu quả không cao. Từ khi thực hiện sáng kiến sử dụng máy cày ngầm, hiệu quả công việc tăng lên. Với sự hỗ trợ của máy móc, cày ngầm sâu, cắt dây Kudzu nhanh, cải tạo hệ sinh thái đất cho rễ phát triển nhanh, giữ ẩm tốt. Trong công tác bảo việc thực vật, đơn vị đã có sáng kiến sử dụng máy phun thuốc, đảm bảo sức khỏe công nhân (CN), đẩy nhanh tiến độ công việc, nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh, giảm chi phí nhân công.
[cow_johnson general_float=”center”]Kaizen theo nghĩa tiếng Nhật là cải tiến. Từ khi áp dụng Kaizen tại công ty, đã giúp cải tiến nhiều hoạt động của doanh nghiệp, giúp công việc người lao động tốt hơn, dễ dàng hơn; chi phí thấp hơn, năng suất lao động cao hơn, đồng thời tạo ra các giá trị gia tăng đối với sản phẩm.[/cow_johnson]Đối với vườn cây KTCB năm thứ 3 trở đi và vườn cây kinh doanh nhóm 1 xuất hiện cành lệch tán, tạo nguy cơ gãy đổ. Để chỉnh tán, trước đây CN phải leo lên ngọn để mé nhánh và sau đó sử dụng máy để đưa người lên cắt cành nhưng quá chậm và tốn kém. Với sáng kiến dùng lưỡi câu liêm làm cán dài 10m, CN đứng trên mặt đất xử lý cành nghiêng vừa an toàn, nhanh chóng, hiệu quả.
Công tác bón phân có những cải tiến đáng kể. Phương pháp thủ công trước đây cần huy động số lượng lớn CN để thực hiện các khâu trộn phân, rạch rãnh, bón, lấp. CN phải tiếp xúc với hóa chất phân bón độc hại nhưng không bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu về thời vụ và kỹ thuật.
Trăn trở với những khó khăn, đơn vị đã có sáng kiến sản xuất máy bón phân tự hành 4 trong một. Máy hoạt động theo nguyên lý tự hành: tự trộn phân, tự rạch rãnh, tự bón và tự lấp, hiệu quả tăng lên rõ rệt. Với 1 người lái, máy có thể thay thế cho 20 lao động, thực hiện đạt tất cả các yêu cầu kỹ thuật từ bón phân cho từng cây, kịp thời vụ.
“Nhận thấy chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đem lại nhiều hữu ích cho doanh nghiệp, lãnh đạo Công ty CPCS Tây Ninh cam kết ủng hộ mạnh mẽ và lâu dài chương trình này”, ông Nguyễn Văn Hạnh – Phó TGĐ công ty cho biết.
PHAN THẮNG
Related posts:
- Hiệu quả từ phong trào "lao động giỏi", "lao động sáng tạo"
- Sáng kiến “Nắp đậy chén nhựa hứng mủ” tiết kiệm 555 triệu đồng/năm
- Nông trường Sông Giêng (Cao su Bình Thuận): Duy trì ổn định năng suất vườn cây
- Sáng kiến lấy mủ sớm, tạo tính chủ động trong công việc
- Trồng xen - lợi ích kép
- Cao su Đồng Nai bứt phá, vươn lên trở thành điểm sáng trong lĩnh vực nông nghiệp
- Nuôi ong dú, thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm
- Kinh nghiệm phòng trị bệnh phấn trắng tại Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum
- Chi bộ Ban Tuyên giáo Thi đua VRG linh hoạt, sáng tạo trong sinh hoạt Chi bộ
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Mạnh, nhưng đừng... yểu!
Máy bón phân kiểu này, tại trung đoàn 717 binh đoan 16 cai tiên từ máy SiBura 3200 từ những năm 2009, duoc giai nhì sang tạo kỹ thuật binh phuoc 2010.
Chỉ bón được NPK thôi. Nhưng lại bị đứt rễ cây cao su, nên sau kg cày nữa, chỉ rải thoi.u
Máy bón phân kiểu này, tại trung đoàn 717 binh đoan 16 cai tiên từ máy SiBura 3200 từ những năm 2009, dduoc giai nhì sang tạo kỹ thuật binh phuoc 2010.
Chỉ bón được NPK thôi. Nhưng lại bị đứt rễ cây cao su, nên sau kg cày nữa, chỉ rải thoi.