CSVN – Tuân thủ đúng Quy trình kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, trang bị đủ vật tư trên vườn cây… là những khuyến cáo hướng đến tổ chức sản xuất, thu hoạch mủ hiệu quả đối với các công ty cao su (CTCS) khu vực miền núi phía Bắc.
Tổng sản lượng tăng 37.500 tấn/năm
Với chủ đề “Hướng đến tổ chức quản lý sản xuất, thu hoạch mủ hiệu quả”, Hội nghị nông nghiệp khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ năm 2017, do
VRG tổ chức tại Công ty CPCS Lai Châu, ngày 13/12, đã tập trung bàn bạc, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.
Dự kiến tổng sản lượng khai thác khu vực miền núi phía Bắc tăng nhanh từ năm 2018 – 2022, sau đó ổn định đến năm 2035 với tổng sản lượng đạt khoảng 33.500 – 37.500 tấn/năm.
Theo khuyến cáo của Ban Quản lý kỹ thuật VRG, để tổ chức quản lý sản xuất, thu hoạch mủ hiệu quả, các CTCS trong khu vực cần chuẩn bị tốt về đào tạo
tay nghề công nhân; tập huấn kỹ thuật; trang bị vật tư, trang thiết bị vườn cây; tuân thủ quy trình kỹ thuật; chọn vườn cây cạo với tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn; đo vanh 100%, đánh dấu cây đạt tiêu chuẩn dự kiến mở cạo…
Phó TGĐ VRG Nguyễn Tiến Đức, đề nghị các công ty có diện tích thu hoạch mủ tiếp tục rà soát, đánh giá phân loại chất lượng vườn cây để có giải pháp kỹ thuật khai thác phù hợp và hiệu quả kinh tế. “Các công ty cần lưu ý chất lượng vườn cây, chế độ cạo, tay nghề của công nhân. Cần theo dõi từng giống cây, từng khu vực để có đánh giá cụ thể về sinh trưởng; nâng cấp chất lượng vườn cây, ổn định cơ cấu tuổi cạo và tổng sản lượng. Chu kỳ kinh tế vườn cây kinh doanh vẫn xác định 20 năm nhưng có linh hoạt nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế – xã hội”, ông Đức chỉ đạo.
Đưa hơn 2.800 ha cao su vào khai thác
Theo báo cáo tại Hội nghị, từ năm 2007 đến nay, tổng diện tích cao su đã trồng tại khu vực miền núi phía Bắc hơn 28.166 ha, trong đó khu vực Tây Bắc
22.914 ha và Đông Bắc 5.251 ha. Đến tháng 9/2017, có 3 công ty đã đưa hơn 2.808 ha vào cạo mủ, diện tích KTCB 23.833 ha. Các giống cao su được trồng
phổ biến là: GT 1, RRIC 121, RRIM 600, PB 260, IAN 873…
Từ tháng 8/2016 đến 9/2017, 3 CTCS là Điện Biên, Lai Châu, Sơn La có tổng diện tích đưa vào cạo mủ hơn 2.808 ha, mật độ 296 cây/ha. Theo đánh giá,
vườn cây mở cạo năm 2016 đạt năng suất trung bình khá, ở năm cạo thứ 2 quá trình khởi động và cho mủ nhanh hơn so vườn cây mới mở cạo do khả năng đáp ứng kích thích tốt hơn.
Các tham luận tại Hội nghị đã chia sẻ kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong việc tổ chức quản lý sản xuất, thu hoạch mủ đạt hiệu quả. Tham luận tập trung vấn đề: Giải pháp kỹ thuật áp dụng cho thu hoạch mủ cao su khu vực miền núi phía Bắc; Chẩn đoán nhanh hàm lượng đường Sucrose trong mủ cao su bằng chỉ thị màu; Công tác thu hoạch, bảo quản, vệ sinh và vận chuyển mủ cao su nguyên liệu; Kinh nghiệm tổ chức sản xuất, thu hoạch mủ trong điều kiện đất dốc, địa hình chia cắt…
TÙNG PHƯƠNG
Related posts:
- Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cao su SVR 10
- Cao su Tây Ninh: Điểm sáng ứng dụng cơ giới hóa vào tái canh trồng mới
- Hỗ trợ giải pháp kỹ thuật canh tác cho nông dân
- Cán bộ công đoàn với nhiều sáng kiến hữu ích
- Nghiên cứu mới làm tăng sản lượng mủ cao su
- TCT Cao su Đồng Nai đảm bảo tái canh đúng tiến độ, chất lượng vườn cây sinh trưởng tốt
- Trồng xen cây lâm nghiệp trên vườn cao su tái canh 2015
- VRG có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn và bền vững
- Nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây
- Quản lý kỹ thuật chuyên nghiệp hơn