CSVN – Đó là mong muốn của ông Rơ Mah Hiên, nguyên Phó GĐ NT Ia Glai – Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê khi được hỏi về sự gắn bó của người CN với nghiệp cao su.
Ông Hiên vào làm CN cao su từ những ngày đầu thành lập Công ty Chư Sê, cho đến ngày nghỉ hưu, tuổi đời CN cao su của ông cũng tròn 30 năm, một quãng thời gian đủ để chứng kiến những gian lao vất vả, sự thăng trầm của người CN cao su trên vùng đất bazan hùng vĩ.
Đời CN của ông đã trải qua vô vàn gian nan, cực nhọc với rất nhiều công việc khác nhau từ bảo vệ vườn cây, nông trường, công ty đến CN chăm sóc, khai thác và trên cương vị là lãnh đạo nông trường. Ông đã chứng kiến biết bao khó khăn của đời sống người CN cao su, cả những khi thuận lợi, nhất là người CN dân tộc tại chỗ.
Ông chia sẻ: “Tôi có 4 người con, 3 trong số họ là CN cao su và một trong số đó đã nằm xuống với vườn cây cao su khi đang đi cạo mủ”.
Vài năm trước khi giá cao su tốt, đời sống CN cũng tốt. Mọi thứ trở nên dễ dàng, đất đai cũng có giá, nhiều thanh niên trong làng mua xe máy, ăn chơi, sắm điện thoại xịn… Đến khi giá cao su thấp, lương ít họ lại xin nghỉ mà không cần biết tác hại của nó về lâu dài. Nghỉ làm cao su, đất đai không còn để canh tác, nhiều người đi làm thuê, cuốc mướn, có kẻ lười biếng thì suốt ngày ăn chơi lêu lổng, sống nhờ cha mẹ. Tuy nhiên, những lúc như thế này mới thấy cũng có người thật tình muốn làm CN cao su, họ trân trọng xem đó là nghề chính, là nguồn nuôi sống gia đình”.
Trong căn chòi bên cạnh ruộng lúa, vườn cà phê mà cả cuộc đời làm cao su của vợ chồng ông dành dụm được ở ngoại ô thị trấn Chư Sê, bên chén trà, ông bày tỏ: “Tuy đã nghỉ hưu được 2 năm rồi, nhưng mỗi lúc về sinh hoạt trong làng tôi vẫn động viên các cháu cố gắng làm CN cao su. Vì có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, được hưởng các chế độ mà Nhà nước quy định. Mai này nghỉ hưu thì cũng có lương, như tôi mỗi tháng cũng được hơn 3 triệu tiền lương hưu, nếu không làm thêm rẫy thì vợ chồng cũng đủ ăn, còn tôi có rẫy có ruộng nên số tiền ấy lại càng quan trọng hơn vì nó sẽ giúp tôi có điều kiện chăm sóc, đầu tư cho ruộng lúa, cho rẫy cà phê”.
Rơ Mah Hiên từng là “lính” của anh Nguyễn Trọng Bằng – Cán bộ Kế hoạch NT Ia Glai, rồi làm cấp trên của anh nên anh Bằng hiểu khá rõ về ông. Anh nhận xét: “Là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng ông Hiên làm việc rất nhiệt tình, năng động. Trong hoàn cảnh nào, ông cũng thường xuyên gần gũi với mọi người. Làm việc ở nông trường này 30 năm, nhưng ông chưa khi nào để mọi người phàn nàn, chê trách gì cả. Ông sống hiền lành và giản dị lắm”.
Sự mong muốn của ông Hiên thật sự rất đáng trân trọng bởi trong tình hình hiện nay người CN xin nghỉ việc rất nhiều, nhất là người dân tộc thiểu số. Không việc làm, lại sa đà vào những thói ăn chơi đua đòi nên hiện nay thanh niên trong một số làng, bản đang là vấn nạn, gây nguy cơ mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Bài, ảnh: Gia Linh
Related posts:
- Trường Cao đẳng Cao su gặp mặt cán bộ hưu trí
- Người Đảng viên say mê tìm hiểu lịch sử cách mạng
- Mưa và mùa cạo mủ
- Nữ công nhân ưu tú ở cao su Kon Tum
- Kế thừa tình yêu cao su qua 4 thế hệ
- Tình cảnh đời sống của công nhân đồn điền cao su
- Tự tin phát huy tay nghề
- Kế thừa tình yêu cao su qua 4 thế hệ
- “Mẹ truyền con nối” 20 năm cống hiến, gắn bó với nghề
- Thạch Thông - công nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu