CSVN – Phát ngôn đầy thách thức: “Chọn đánh bắt cá tôm hay chọn nhà máy thép” của ông Chu Xuân Phàm – Phó Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, là một cái tát thức tỉnh những ai đang tôn sùng doanh nghiệp (DN) nước ngoài.
Nếu Formosa là một DN Việt thì không lãnh đạo nào dám phát biểu “liều” như thế. Ông Chu Xuân Phàm trịch thượng như vậy là bởi ông đang đại diện cho Tập đoàn Formosa – một DN có vốn nước ngoài (FDI), đầu tư 10 tỷ USD vào khu liên hợp gang thép có công suất 7,3 triệu tấn/năm. Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, họ cho rằng mình có tiền nên có quyền. Nếu như vậy, cái “quyền” đó một phần do chính chúng ta trao cho họ.
Nhiều năm qua ở nước ta, các địa phương luôn xem việc thu hút FDI là một thành tích đáng tự hào. Để có thành tích đó, nhiều địa phương dành rất nhiều ưu đãi cho DN FDI, từ thủ tục hành chính đến thuế, đất đai…
Đối với một nước đang phát triển thiếu hụt nguồn lực về vốn, kinh nghiệm, khoa học công nghệ như VN, thì việc “rải thảm đỏ” mời gọi đầu tư nước ngoài là rất cần thiết. Nhưng đôi khi chúng ta lại bị vẻ hào nhoáng bề ngoài làm lóa mắt. Từ đó đưa ra nhiều ưu đãi quá mứức và gần như vô điều kiện đối với các DN FDI.
Không ít DN FDI lợi dụng sự dễ dãi đó để đòi hỏi đặc quyền đặc lợi một cách quá đáng. Formosa là minh chứứng. DN này dù đã nhận được rất nhiều ưu đãi khi đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), nhưng còn đòi hỏi nhiều quyền lợi vô lý khác và chưa từng có tiền lệ ở VN.
Sự nuông chiều quá mứức và quản lý lỏng lẻo của phía VN là cơ hội để không ít DN FDI tìm cách chuyển giá, né thuế, trốn thuế… Khi chúng ta không còn đáp ứứng được các đòi hỏi của họ và khi đã vén tiền đầy, họ sẽ rút đến một quốc gia khác có chính sách hấp dẫn hơn. Khi đó, máy móc thiết bị trở thành bãi rác phế liệu khổng lồ, ngành công nghiệp phụ trợ chết theo, còn lao động thì mất việc làm, kéo theo hệ quả nặng nề về kinh tế, môi trường và an sinh xã hội.
Đang có sự không bình đẳng và không sòng phẳng giữa DN FDI với DN trong nước. Trong khi DN FDI nhận được nhiều ưu đãi thì các DN trong nước phải đối mặt với vô số thủ tục hành chính và các chính sách thuế phí bất hợp lý, gây cản trở phát triển và kìm hãm sức cạnh tranh của DN trong nước.
Mục tiêu của DN trong nước hay DN FDI đều là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng mục đích thì không hoàn toàn giống nhau. DN FDI luôn theo đuổi mục tiêu cốt lõi là lợi ích kinh tế, lợi nhuận thu được tại VN sẽ được họ chuyển về nước. Còn DN Việt một mặt phải thực hiện nghĩa vụ Nhà nước, mặt khác còn gánh thêm trách nhiệm xã hội, an sinh xã hội.
Mời gọi, có chính sách ưu đãi thỏa đáng để thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để DN FDI hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế là rất cần thiết. Nhưng không nên thực hiện bằng mọi giá, chấp nhận đánh đổi tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường.
Cũng không vì ưu ái, chăm bẵm DN FDI mà xem nhẹ DN trong nước. Nếu không quan tâm đúng mứức, thỏa đáng đối với DN trong nước thì dù có thu hút đầu tư nước ngoài tốt bao nhiêu, kinh tế VN vẫn bị lệ thuộc. Việc tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa DN trong nước và DN FDI là cần thiết, nhất là khi VN đang hội nhập mạnh mẽ kinh tế quốc tế.
Phi Long
Related posts:
- Gửi trọn niềm tin
- Động lực vượt khó từ 2 sự kiện quan trọng
- Quà tặng cuối năm
- “Cần chung sức, đồng lòng, phát huy trí tuệ để vượt qua thách thức”
- Tuyên ngôn độc lập và Nhà nước pháp quyền
- Bánh ngon khó ăn
- Suy nghĩ về chuyện "Thời sự tháng 10"
- Sứ mệnh thanh niên ngành cao su
- "Tinh thần cao su" bất diệt!
- Năm mới, niềm tin mới, thắng lợi mới