CSVN – Với việc giá cao su xuống thấp, không chỉ các doanh nghiệp mà những người nông dân, hộ cao su tiểu điền cũng tìm đủ mọi cách, lựa chọn loại cây phù hợp để chuyển đổi cây trồng. Thời gian qua, trên thị trường, giá chanh dây liên tục tăng cao làm người dân địa bàn Tây Nguyên ồ ạt chuyển đổi một số cây trồng truyền thống sang trồng cây chanh dây (chanh leo). Tuy nhiên, với sự phát triển nóng và tự phát như hiện nay chưa hẳn là một tín hiệu tốt.
Ồ ạt trồng chanh dây
Theo thông tin từ Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, tính đến nay cây chanh dây đã có mặt tại một số huyện như Kbang, Mang Yang, Đăk Pơ, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông và Tp. Pleiku với diện tích khoảng 251 ha. Trong đó, diện tích trồng mới năm 2015 là 107,7 ha và diện tích thu hoạch thường xuyên 143,4 ha. Địa bàn có sự phát triển mạnh nhất là huyện Mang Yang, với tổng diện tích hiện nay đã đạt 180 ha, tập trung chủ yếu tại xã Đăk Djrăng.
Theo ước tính của nhiều nhà kinh tế, một ha chanh dây đầu tư mới có giá khoảng 100 triệu đồng bao gồm; phân bón, ống tưới, giàn dây… và chỉ 6 tháng là cho thu hoạch. Năng suất bình quân mỗi ha chanh dây khoảng trên 10 tấn/ha, với giá bán khoảng 20 ngàn đồng/kg thì người trồng chanh dây có thu nhập trên 200 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Đức Sơn, ngụ thôn Tân Phúú, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang cho biết: “Gia đình tôi trồng được 1,5 ha chanh dây từ tháng 7 năm 2014, qua thu hoạch thực tế cho thấy trồng chanh dây có lãi thật. Nếu quả tươi, đẹp thương lái mua với giá 14 – 20.000 đồng/kg, mỗi năm thu từ 3 – 4 đợt chính còn lại thu lai rai quanh năm thì đến nay gia đình tôi cũng thu về trên 200 triệu đồng. Làm chanh dây nhàn và khỏe hơn so với một số cây trồng khác như cà phê, cao su hay hồ tiêu”.
Gia đình ông Nguyễn Văn Miên ở xã Ia Băng – huyện Đăk Đoa có gần 2 ha cà phê, nay thấy người ta trồng nhiều và cho thu nhập cao cũng quyết định chặt bỏ khoảng 3 sào cà phê để chuyển sang trồng chanh dây. Ông cho hay: “Hiện nay, Tây Nguyên đang hạn hán, nguồn nước không đủ để tưới cho cà phê. Trong khi đó, giá cà phê cũng không tốt lắm nên vợ chồng tôi quyết định bỏ một ít diện tích cà phê để chuyển sang trồng chanh dây cho thu nhập cao hơn”.
Trước tình hình cây chanh dây đang cho nông dân lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác, mới đây, Công ty Cổ phần Nafoods Group, Tp. Vinh (Nghệ An) đã có công văn gửi Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai xin chủ trương phát triển vùng nguyên liệu chanh dây trên địa bàn. Theo đó, công ty muốn thực hiện quy hoạch tập trung 3.000 – 5.000 ha đất trồng chanh dây gắn với lộ trình xây dựng nhà máy chế biến bằng cách liên kết với các công ty cao su trên địa bàn và Binh đoàn 15, trong đó Công ty NaFoods sẽ trực tiếp trồng từ 500 – 600 ha. Cùng với đó, công ty cam kết sẽ bao tiêu toàn bộ đầu ra sản phẩm cho toàn vùng nguyên liệu.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Nhiều ý kiến cho rằng, chính báo chí đã làm cho bà con nông dân bị “loạn” bởi cách tuyên truyền đưa cây chanh dây “lên mây” như cây mắc ca một thời. Các phương tiện thông tin đại chúúng đang làm khó người nông dân do đã đưa tin rất nhiều về việc người nông dân làm giàu từ cây chanh dây, do đó mới tạo nên cơn sốt trồng cây chanh dây. Theo đó truyền thông nên tuyên truyền có định hướng chính xác để bà con không bị thiệt hại cũng như nhận thức đúúng trong quá trình chuyển đổi cây trồng vật nuôi.[/stextbox]Nắm bắt xu hướng này, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã chặt bỏ khoảng 1.000 ha cao su tại huyện Mang Yang để chuyển sang trồng cây chanh dây, tập đoàn này cũng định sẽ xây dựng một kho đông lạnh tại Đèo Hàm Rồng để lưu trữ. Thông tin tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê cũng cho thấy, thời gian tới Công ty CP Tây Nguyên Xanh sẽ tiến hành trồng khoảng 500 ha thay vì trồng xen cà phê như hiện nay.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Với việc giá chanh dây ở mức cao trong một thời gian dài đã khiến nhiều nông dân mạnh dạn chặt bỏ cây cà phê chuyển sang trồng chanh dây làm cho nguồn cung cấp cây giống trở nên khan hiếm. Giờ đây khi giá 1 kg chanh dây còn dưới 10.000 đồng/kg nhưng việc mua giống cũng trở nên khó khăn, hầu như trên địa bàn Gia Lai không có nơi cung cấp giống mà phải nhập từ Đăk Lăk hay Lâm Đồng.
Bà Nguyễn Thị Thuận – chủ cơ sở cây giống Thuận ở vùng ngoại ô Tp. Pleiku cho biết: “Vài năm trước chúúng tôi có cung cấp giống chanh dây, nhưng chẳng ai mua nên không làm nữa. Không hiểu vì sao, 2 năm trở lại đây cây chanh dây lại lên ngôi như thế, giờ cũng đến mùa vụ trồng mới có chuẩn bị giống cũng không kịp. Một số bà con đến mua cây giống tại cơ sở chúúng tôi cho hay phải sang tận Đăk Lăk, Lâm Đồng để mua cây giống với giá từ 40.000 đồng/cây trở lên”.
Theo tìm hiểu của chúúng tôi, hiện nay các công ty cao su cũng như các hộ cao su tiểu điền vẫn chưa có động thái nào rõ ràng trong việc phá bỏ cây cao su chuyển sang trồng chanh dây. Tuy vậy, với cơn sốt phát triển chanh dây một cách ồ ạt, tự phát như hiện nay thì thời gian tới có nguy cơ phá vỡỡ quy hoạch của địa phương.
Ngoài ra trồng chanh dây không theo quy hoạch sẽ gây ra hệ lụy không tốt như các cây trồng khác sẽ bị lấn chiếm đất, ảnh hưởng đến quy hoạch cây nông nghiệp khác. Mặt khác, người nông dân không xác định được đất phù hợp với loại cây, không xác định cây giống chất lượng hay không và chưa biết phải dùng thuốc bảo vệ thực vật thế nào… dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, đất đai bị ô nhiễm, thoái hóa.
Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là việc bà con nông dân không làm chủ được từ giá cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đến đầu ra đều hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, rất dễ rơi vào tình trạng như cây dưa hấu.
Bài, ảnh: Văn Vĩnh
Related posts:
- Phấn khởi mùa cạo cao su Tây Bắc
- Khúc tráng ca cao su Tây Bắc: [Bài 3] Tiếng reo vui ở Mường Trời
- Dân vận khéo ở nông trường xã gào
- Cao su Quảng Trị: Nâng cao hiệu quả nông nghiệp trong điều kiện đặc thù
- Binh đoàn 15 khánh thành Trường Mầm non trị giá 14 tỷ đồng
- Cao su Chư Păh: Giữ vững danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động"
- Lãnh đạo VRG thăm chúc tết Công ty Bóng Thể thao và Công ty Gỗ Đông Hòa
- Cao su Sơn La tập huấn công tác an toàn vệ sinh lao động
- Khối thi đua số 2 tổ chức học tập mô hình kinh tế hiệu quả tại Cao su Sa Thầy
- Điểm sáng của nông trường