CSVNO – Phát biểu tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ 2016 của VRG, vào ngày 15/1, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh, năm 2015 là năm ngành cao su phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng ngành cao su đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, lợi nhuận khá, tăng trưởng tốt.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Tham dự Hội nghị có ông Võ Văn Phuông – UVTW Đảng, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Hà Công Tuấn – UV Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT; ông Phạm Quốc Doanh – Phó Tiểu ban Chỉ đạo Đổi mới Phát triển DNTW, ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ NNNT Ban Kinh tế TW, ông Trần Thanh Khê – UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy khối DNTW, cùng các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ban ngành TW.[/stextbox]Linh hoạt, nhạy bén, chủ động ứng phó với khó khăn
Ngay từ đầu năm, VRG xác định phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong năm 2015, bởi vậy, từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên luôn đoàn kết, đồng thuận vì mục tiêu chung, điều hành SXKD nhạy bén, linh hoạt ứng phó kịp thời, tìm những giải pháp để thích ứng với tình hình thị trường cao su trong giai đoạn khó khăn. Cụ thể là các giải pháp như tiết giảm giá thành, suất đầu tư, chi phí, chuyển đổi chế cạo, tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu VRG và thoái vốn đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài lĩnh vực sản xuất chính…
Nhờ vậy, năng suất vườn cây bình quân toàn VRG đạt 1,737 tấn/ha. Khu vực Đông Nam bộ có 6 công ty đạt năng suất bình quân 2 tấn/ha là Tây Ninh (2,21 tấn/ha), Đồng Phú (2,134 tấn/ha), Lộc Ninh (2,112 tấn/ha), Phú Riềng (2,307 tấn/ha), Phước Hòa (2,073 tấn/ha), Bình Long (2,018 tấn/ha) và 39 nông trường đạt 2 tấn/ha.
Khu vực Tây Nguyên có Công ty Kon Tum đạt 1,998 tấn/ha và toàn khu vực có 12 nông trường đạt từ 1,8 tấn/ha đến 2 tấn/ha. Khu vực Duyên hải miền Trung có Công ty Bình Thuận đạt 1,802 tấn/ha và 2 nông trường đạt 1,998 tấn/ha. CHDCND Lào có Công ty Việt – Lào đạt năng suất bình quân 1,854 tấn/ha và 3 nông trường đạt năng suất bình quân 1,930 tấn/ha.
Toàn VRG cũng đã tái canh trồng mới được 19.760 ha, đạt 100% kế hoạch, trong đó diện tích tái canh là 13.290 ha, trồng mới 6.470 ha. Năm 2015, diện tích trồng mới của Tập đoàn giảm 11.601 ha so với năm 2014, do đã cơ bản hoàn tất chương trình phát triển 100.000 ha cao su tại Vương quốc Campuchia, định hình diện tích cao su tại khu vực miền núi phía Bắc và CHDCND Lào, các khu vực mà trước đây chiếm tỷ trọng hơn 80% kế hoạch trồng mới hàng năm của VRG.
Tích cực hỗ trợ cao su tiểu điền
Trước tình hình khó khăn chung của ngành cao su do giá cao su giảm sâu, VRG đã tập trung quán triệt chủ trương quyết liệt, tăng cường đẩy mạnh hoạt động thu mua mủ cao su của các hộ cao su tiểu điền, nhằm khẳng định vai trò chủ đạo của Tập đoàn kinh tế Nhà nước trong việc dẫn dắt và hỗ trợ cao su tiểu điền vượt qua thời điểm khó khăn của thị trường cao su, đồng thời góp phần bình ổn thị trường cao su ở VN.
Tổng sản lượng thu mua của toàn VRG năm 2015 là 64.046 tấn, đạt 112,48% so với kế hoạch, về lượng vượt 7.111 tấn. Bên cạnh tổ chức tốt thu mua, các đơn vị thành viên còn hỗ trợ, chuyển giao cho các hộ cao su tiểu điền về kỹ thuật khai thác, cách đánh giá phân loại chất lượng mủ cao su, phương pháp đo DRC trong mủ. Ngoài ra chính sách giá, thanh toán luôn công khai minh bạch và chuyên nghiệp đã tạo được sự tin tưởng, trở thành điểm tựa cho các hộ cao su tiểu điền trong việc tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa tình trạng ép giá của thương lái.
Ngoài ra, thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật từ khai thác đến thu hoạch mủ cho các hộ cao su tiểu điền đã góp phần kiểm soát chất lượng mủ cao su, từng bước cải thiện và nâng cao thương hiệu, chất lượng sản phẩm cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.
Về phía Tập đoàn, tăng cường thu mua mủ cao su tiểu điền còn góp phần sử dụng tối đa công suất chế biến của các nhà máy sản xuất cao su, đảm bảo doanh thu và thu nhập ổn định của người lao động. Ngoài ra thu mua cũng là phương án bù đắp nguồn mủ nguyên liệu thiếu hụt do thanh lý cao su hàng năm và vườn cây già cỗi do năng suất thấp, góp phần ổn định và gia tăng sản lượng chế biến, giảm bớt khấu hao cho nhà máy chế biến.
Trong năm 2015, VRG đẩy mạnh triển khai chiến lược tái cơ cấu chủng loại sản phẩm cao su theo hướng tập trung sản xuất các sản phẩm mà thị trường cần như SVR 10, SVR 20, mủ ly tâm và mủ tờ. Thực hiện các giải pháp kiểm soát giá thành sản xuất, triển khai hiệu quả quy trình sản xuất “sạch”. Theo dõi và quản lý chặt các công đoạn sản xuất, thực hiện tiết kiệm tối đa nguyên – nhiên liệu đầu vào, đẩy mạnh đổi mới thiết bị, công nghệ, để góp phần kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm cao su của Tập đoàn, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các sản phẩm đồng chủng loại trên thị trường nhưng giá bán cao hơn.
Ngành chế biến gỗ đem lại lợi nhuận cao
Nhìn chung dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch SXKD năm 2015, do nguồn thu chính từ kinh doanh cao su đã chịu tác động lớn bởi đà giảm của giá cao su thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt, kịp thời, nên kết quả SXKD năm 2015 vẫn có sự tăng trưởng nhẹ, vốn nhà nước vẫn được bảo toàn và phát triển.
Năm 2015, Tập đoàn đã tiêu thụ được 322.896 tấn cao su các loại, bằng 98,32% kế hoạch năm, vượt 5.494 tấn và bằng 95,26% so với thực hiện năm 2014, giảm 16.036 tấn cao su các loại. Giá bán cao su bình quân năm 2015 ước đạt 30,5 triệu đồng/tấn, giá thành tiêu thụ bình quân 29,6 triệu đồng/tấn.
Mặc dù năm 2015 là năm rất khó khăn đối với thị trường cao su thế giới nói chung và thị trường cao su Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên VRG đã rất nỗ lực để đưa doanh thu tiêu thụ cao su ước đạt 9.855 tỷ đồng (đạt 97% KH). Lợi nhuận cao su ước đạt 235 tỷ đồng, chiếm 8,7% trong tổng lợi nhuận của Tập đoàn.
Riêng kinh doanh khối công nghiệp – dịch vụ doanh thu đạt 8.879 tỷ đồng, lợi nhuận 1.353 tỷ đồng. Doanh thu khối công ty gỗ đạt 4.885 tỷ đồng tương đương năm 2014, nhưng lợi nhuận đạt 905 tỷ đồng (tăng 37% so với năm 2014).
Thu nhập của người lao động năm 2016 sẽ bằng 2015
Đó là khẳng định của TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận tại hội nghị. Tính đến 31/12/2015, tổng số lao động của 65 công ty thành viên là 99.589 người (giảm 18,8% so với năm 2014). Trong đó lao động nữ là 39.688 người (chiếm 39,85%), lao động là người dân tộc thiểu số là 30.241 người (chiếm 30,37%). Tiền lương bình quân toàn tập đoàn năm 2015 là 4,806 triệu đồng/người/tháng (giảm 3,36% so với năm 2014). Thu nhập bình quân là 5,287 triệu đồng/người/tháng (giảm 5,59% so với năm 2014).
[stextbox id=”stb_style_259398″]Sự sụt giảm mạnh của giá cao su thiên nhiên đã ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của VRG. Tổng doanh thu năm 2015 ước đạt 21.140 tỷ đồng, đạt 98,08% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.708 tỷ đồng, đạt 97,54% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu ước đạt 7,1%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu ước đạt 12,79%. Nộp ngân sách ước đạt 1.286 tỷ đồng, đạt 103,9% kế hoạch[/stextbox]Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Hà Công Tuấn – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, năm 2015 là năm ngành cao su phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng ngành cao su đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, lợi nhuận khá, tăng trưởng tốt. VRG đã làm rất tốt tiết giảm giá thành 5 triệu đồng/tấn sản phẩm, tiết giảm đầu tư, trồng xen nâng cao hiệu quả sử dụng đất…
“Năm 2015, Nhật Bản đã ký cam kết nhập khẩu 200.000 tấn mủ cao su/năm của Việt Nam. Nhưng năm 2015, chúng ta chỉ xuất khẩu sang Nhật 70.000 tấn sản phẩm. Trong năm 2016, các đơn vị phải tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại để mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật. Bên cạnh đó, năm 2016, Trung Quốc tăng gấp 4 lần sản lượng cao su nhập khẩu để sản xuất lốp xe ô tô, vì vậy các đơn vị phải tăng xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Về thị trường tiêu thụ nội địa, một năm cao su Đà Nẵng sản xuất 200.000 nghìn lốp ô tô, VRG nên đẩy mạnh tiêu thụ nội địa”, Thứ trưởng đề nghị.
Năm 2016 sẽ là một năm đặc biệt khó khăn, thách thức. Chúng ta vững tin rằng, với tinh thần đoàn kết, đồng lòng, tinh thần trách nhiệm, sự thuỷ chung gắn bó với Tập đoàn lúc khó khăn sẽ là động lực giúp toàn thể Đảng viên, CB CNVC – LĐ VRG vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ SXKD năm 2016.
TGĐ Trần Ngọc Thuận khẳng định.
Tại Hội nghị, Bộ NN & PTNT đã tặng cờ thi đua xuất sắc cho 21 đơn vị thành viên VRG, lãnh đạo VRG đã tặng cờ thi đua xuất sắc cho 25 đơn vị và tặng bằng khen xuất sắc cho 17 đơn vị. Kết luận Hội nghị, TGĐ Trần Ngọc Thuận đánh giá, mặc dù năm 2015 có nhiều khó khăn nhưng VRG và các đơn vị đã chủ động, tự tin trong công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý là doanh thu, lợi nhuận của lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng lên, là dấu hiệu cho thấy lĩnh vực này đã phát huy tác dụng trong nhóm 4 ngành nghề chính của VRG. Dù khó khăn nhưng VRG đã đạt được kết quả đáng chú ý đối với ngành nông nghiệp. Đây là nỗ lực lớn của VRG và các đơn vị.
Ngọc Cẩm Ảnh: Tùng Châu
Related posts:
- Gỗ Dầu Tiếng lợi nhuận trên 90 tỷ đồng trong 5 năm
- Cao su Chư Sê, Chư Prông: Phấn đấu vượt trên 5% kế hoạch
- Gỗ MDF VRG Kiên Giang: Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định
- VRG tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2022
- Năng suất cao, chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng
- VRG dự hội nghị triển khai quy định, quyết định của Ban Bí thư
- Phát huy hơn nữa vai trò cơ quan đầu não VRG
- “VRG phát huy truyền thống đoàn kết, tiếp tục phát triển ổn định”
- Ra quân trồng mới 200 ha cao su tại Mường Tè, Lai Châu
- "Cao su Đồng Nai đã có giải pháp tích cực vượt khó"