CSVNO – Đây là một trong những giải pháp được đề xuất nhằm quản lý chất lượng cao su thiên nhiên tại Hội thảo “Nâng cấp quản lý chất lượng cao su Việt Nam thời kỳ hội nhập”, do Hiệp hội Cao su VN (VRA) và Viện Nghiên cứu Cao su VN (RRIV) đã phối hợp tổ chức, ngày 24/11.
Tham dự Hội thảo có ông Đặng Việt Yên – Phó phòng Quản lý chất lượng, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; ông Đặng Quốc Quân – Đại diện Văn phòng công nhận Chất lượng khu vực phía Nam; ông Lê Xuân Hòe – Phó TGĐ VRG; lãnh đạo Hiệp hội CSVN, Viện Nghiên cứu CSVN và Trưởng, phó phòng, chuyên viên Phòng Quản lý chất lượng các đơn vị trong và ngoài VRG.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Võ Hoàng An – Tổng Thư ký VRA nhấn mạnh: “Ngành cao su Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ về chất lượng trong sản xuất nhờ nhiều doanh nghiệp luôn đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản lượng cao su tăng nhanh trong khi các biện pháp quản lý còn nhiều bất cập khiến cho một tỷ lệ không nhỏ cao su Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của người tiêu thụ.
Đối mặt với những khó khăn thách thức do giá cao su thiên nhiên sụt giảm liên tục vì cung vượt cầu trên thị trường thế giới, làm tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa cao su Việt Nam và các nước trong khu vực, việc đảm bảo chất lượng đúng chuẩn trở thành một trong những yêu cầu hàng đầu để các doanh nghiệp cao su Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh thế giới”.
Tại Hội thảo, các báo cáo chuyên đề được tập trung vào các chủ đề như: Đánh giá thực trạng sản xuất, quản lý chế biến và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cao su thiên nhiên Việt Nam thời kỳ hội nhập; Tiêu chuẩn chất lượng cao su thiên nhiên – Tình hình hội nhập quốc tế và hiện trạng áp dụng trong lĩnh vực cao su; Tổ chức kiểm tra chéo trong nước – Những cải tiến nhằm hỗ trợ các phòng tham gia; Tính độ không bảo đảm đo cho các phép thử trong lĩnh vực cao su.
Có nhiều ý kiến thảo luận, giải pháp, kiến nghị đề xuất được đưa ra tại Hội thảo nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm cao su thời kỳ hội nhập.
Tiến sỹ Trần Thị Thúy Hoa – Chánh Văn phòng VRA kiến nghị nhiều giải pháp: Phải cập nhật tiêu chuẩn cao su thiên nhiên VN hài hòa ASEAN và ISO; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về nguyên liệu và nhà máy; tăng cường số phòng VILAS kiểm nghiệm chất lượng cao su; nâng cấp Phòng Kiểm nghiệm của RRIV làm phòng tham chiếu quốc gia về kiểm tra chất lượng cao su thiên nhiên…
Còn ông Tào Mạnh Cương – Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Công ty CPCS Phước Hòa) đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể như: “Hoàn thiện văn bản pháp lý của ngành cao su; Phải có trung tâm kiểm định chất lượng đầu ra; Có đơn vị chuyên đánh giá chất lượng sản phẩm; Khuyến khích các phòng quản lý chất lượng phối hợp xây dựng quy chuẩn chung; Nhà nước phải ban hành hành lang pháp lý hoàn chỉnh”.
Ông Đặng Việt Yên – Phó phòng Quản lý chất lượng, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết: “Việc quản lý chất lượng sản phẩm phải trải qua một quá trình. Để sản phẩm đầu ra tốt, có chất lượng, theo tôi nghĩ các cơ sở chế biến phải giám sát thật chặt chẽ nguyên liệu đầu vào và quá trình chế biến đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước và các bên liên quan luôn kiểm tra giám sát việc thực hiện của tổ chức, cá nhân có đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hay không”.
Tin, ảnh: Quỳnh Mai – Phan Thắng
Related posts:
- Cao su Bảo Lâm: Phấn đấu khai thác 1.400 tấn mủ
- VRG phấn đấu lợi nhuận năm 2023 đạt 4.855 tỷ đồng
- Mãi mãi xứng đáng: Huân chương Sao Vàng
- Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ VRG lần VIII bằng bản lĩnh, trí tuệ và kinh nghiệm
- Tổng Lãnh sự Campuchia tại TP.HCM thăm, làm việc với VRG
- Khó khăn vẫn thi đua sôi nổi
- Cần có cơ chế, chính sách đặc thù đối với cán bộ công tác ở Lào, Campuchia
- Bão số 2 làm gãy đổ hơn 1.100 cây Cao su Hương Khê – Hà Tĩnh
- Tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo phát triển cao su Điện Biên
- Thưởng nóng 5 triệu đồng cho Tổ 2, NT Tân Thành
Tôi cho rằng Hội thảo này rất hay. Trên thế giới Việt Nam đứng thứ hai về năng suất, đứng thứ ba về sản lượng, năm 2014 xuất khẩu trên 1 triệu tấn cao su nhưng cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng cao su. Chính vì vậy chất lượng cao su VN không ổn định, khó cạnh tranh với các nước khác. Các Bộ ngành, nhà quản lý, Hiệp hội cao su VN cần nhanh chóng phối hợp để xây dựng một quy chuẩn chung cho cả nước. Được như vậy chất lượng… Read more »