CSVN – Vừa qua, khu vực miền Trung và Tây Nguyên phải hứng chịu đợt nắng hạn gay gắt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, điều và nhất là cao su đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại Gia Lai, nơi có khoảng 110 ngàn ha cao su với trên 10 doanh nghiệp lớn đã chịu ảnh hưởng nặng.
6 tháng đầu năm 2015, 4 doanh nghiệp cao su thuộc VRG trên địa bàn Gia Lai, đều hụt sản lượng từ 6% trở lên so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh khai thác khả quan nhất được 1.879 tấn trong tổng số kế hoạch (KH) 8.000 tấn, đạt 24% KH cả năm; tiếp đến là Công ty Chư Sê khai thác được 1.204 tấn, tương đương 20,7% KH; Công ty Chư Prông thực hiện được 1.092 tấn, đạt 14% KH và Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang khai thác được 731 tấn, đạt khoảng 20% KH được giao.
Nhìn rộng trên toàn vùng, hiện Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum là đơn vị có dấu hiệu lạc quan nhất khi hết ngày 30/6 đã khai thác được 4.025 tấn trong KH 14.200 tấn, chiếm 28%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước công ty vẫn khai thác hụt khoảng 5%.
Nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc nắng hạn kéo dài. Tại buổi làm việc với lãnh đạo VRG đầu tháng 7 về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, hầu hết lãnh đạo các đơn vị Tây Nguyên đều thừa nhận rằng, năm 2015 việc thu hoạch mủ cao su chậm hơn so với năm trước từ 25 – 35 ngày. Thậm chí có nơi giữa tháng 4 còn phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng, do đó việc khai thác không đạt được kết quả như mong muốn.
Ngoài ra việc biến động lao động lớn, khiến cho chuyển đổi chế độ cạo còn gặp nhiều lúng túng cũng làm công tác khai thác mủ bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của một số đơn vị, con số lao động xin nghỉ việc khá cao. Tại Công ty Kon Tum 6 tháng đầu năm nay đã có 338 lao động xin nghỉ việc, hiện công ty còn thiếu khoảng 150 lao động phổ thông. Còn tại Công ty Mang Yang con số xin nghỉ là 411 lao động…
Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, các công ty đã phấn đấu hết mức nhằm đảm bảo tiền lương cho người lao động ở mức trung bình dao động từ 4 – 4,1 triệu đồng/ người/tháng, thấp hơn khoảng một triệu đồng so với năm trước. Riêng Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang là đơn vị có mức tiền lương bình quân thấp hơn, chỉ đạ trên 3,1 triệu đồng/người/tháng.
Bài, ảnh: Văn Vĩnh
Related posts:
- Cao su Mang Yang Rattanakiri phấn đấu thu mua vượt trên 93% kế hoạch 2017
- Tổng Giám đốc VRG Lê Thanh Hưng thăm và làm việc tại Campuchia
- Cao su Phước Hòa trả cổ tức 23%/mệnh giá
- Cao su Tân Biên: Chia cổ tức 12%
- Năng suất vườn cây Cao su Phú Riềng đạt 2,26 tấn/ha
- Sàn giao dịch cao su giúp nâng cao vị thế, cạnh tranh trên thị trường
- Bộ Nông nghiệp tập huấn thi đua tại Cao su Kon Tum
- Cho phép bán cổ phần theo lô
- Triệt để tiết giảm chi phí, hạ giá thành
- Cao su Phú Riềng quyết tâm vượt kế hoạch được giao