CSVNO – Từ ngày 25 – 30/11, Hội thảo tập huấn xây dựng kịch bản tương lai cho lao động ngành cao su thuộc khuôn khổ Dự án FORSEA đã được tổ chức tại tỉnh Ayutthya, Thái Lan.

Hội thảo được điều hành bởi Tiến sĩ Raphaëlle Ducrot – đồng điều phối viên hợp phần 3 (WP3), và Tiến sĩ Robin Bourgeois – phụ trách hỗ trợ các hoạt động dự báo của CIRAD. Tham gia hội thảo còn có sự hỗ trợ của các chuyên gia khác cùng tham gia Dự án FORSEA đến từ CIRAD (Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp phát triển quốc tế Pháp). Nhóm các học viên được tập huấn là các tình nguyện viên thuộc nhóm “Dự đoán tương lai – Prospective Teams” của 3 quốc gia: Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, mỗi nhóm bao gồm 4 thành viên.
Đại diện Việt Nam tại hội thảo là nhóm các cán bộ nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam với 4 thành viên: bà Phạm Thị Ngọc Giàu – Điều phối viên tiểu Hợp phần 4.2 (WP4.2), Thư ký Dự án FORSEA tại Việt Nam; ông Lê Minh Triết – Điều phối viên Hợp phần 3 (WP3); bà Nguyễn Vũ Ngọc Anh – Học viên cao học thuộc tiểu Hợp phần 4.1; ông Trần Ngọc Anh – thành viên tham gia Dự án FORSEA.

FORSEA là tên viết tắt của dự án “Dự báo tác động của biến đổi khí hậu và lực lượng lao động sẵn có về chuỗi hàng hóa cao su tự nhiên ở Đông Nam Á”. Dự án được tài trợ bởi Cơ quan phát triển của Pháp (AFD) và sự hỗ trợ chuyên môn bởi CIRAD, với thời gian thực hiện kéo dài từ năm 2023 – 2026. Mục đích của dự án là dự đoán những tác động có thể xảy ra của biến đổi khí hậu và thiếu hụt lao động lên sản xuất cao su ở các nước Đông Nam Á, từ đó tìm kiếm các giải pháp khả thi và xây dựng các mô hình ứng dụng một cách hệ thống những giải pháp được nghiên cứu để tạo dựng các kịch bản và định hướng các chiến lược sản xuất trong tương lai.

Mục tiêu của hội thảo là đào tạo đội ngũ cán bộ của các quốc gia tham gia Dự án FORSEA, những người phụ trách các hoạt động dự báo. Đào tạo này tập trung vào phương pháp xây dựng kịch bản cụ thể, gọi là “phương pháp đồng triển khai xây dựng kịch bản” (CoES, co-elaborative scenario-building). Trong hội thảo tập huấn, thành viên của các nước được học về các bước triển khai phương pháp, đồng thời được hướng dẫn các công tác cần thiết để tổ chức một hội thảo tương tự. Các đội ngũ từ ba nước tham gia dự án gồm Việt Nam, Campuchia và Thái Lan sẽ áp dụng phương pháp này để tổ chức Hội thảo cấp quốc gia vào năm 2025.
NGỌC GIÀU
Related posts:
Khu công nghiệp Tân Bình đã thu hút được 9 nhà đầu tư
Công ty CP Gỗ MDF VRG - Quảng Trị chủ động phòng dịch, ổn định sản xuất
Các khu công nghiệp VRG: Góp phần quan trọng tăng doanh thu. lợi nhuận
Phát triển hạ tầng khu công nghiệp: Tiềm năng và thế mạnh của VRG
Bà Nguyễn Thị Phi Nga – Phó TGĐ thường trực Công ty CPCS Phước Hòa: "6.010ha quy hoạch khu/cụm công ...
Xây dựng thương hiệu Khu công nghiệp VRG thành thương hiệu mạnh của quốc gia
VRG có 3 đơn vị trong top 10 công ty bất động sản công nghiệp năm 2023
Khu công nghiệp đem lại giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội
Gỗ MDF VRG Quảng Trị: Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Tháo gỡ khó khăn trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su tại khu vực miền núi phía Bắc