CSVN – Hiện nay, Tập đoàn đang quản lý 124.127 ha tại khu vực Lào và Campuchia. Các công ty thành viên VRG không chỉ phát triển SXKD, mà còn đặc biệt chú trọng đến đảm bảo phúc lợi cho NLĐ, an sinh xã hội tại vùng dự án. Điều này đã góp phần mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho NLĐ, góp phần thay đổi diện mạo địa phương nơi cao su đứng chân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của 2 đất nước, tô thắm tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc.
Góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương
Đầu tư tại Lào, Tập đoàn có 6 công ty cao su trên địa bàn 5 tỉnh biên giới, với 26.368 ha, trong đó có 21.836 ha khai thác. Các dự án đã được triển khai từ 13 – 18 năm, với tổng số vốn đầu tư 146,571 triệu USD. Những năm qua, khu vực Lào duy trì năng suất vườn cây ổn định. Cụ thể: năm 2019 khai thác 19.872,13 ha, sản lượng 35.072,7 tấn. Năm 2020 khai thác 20.427 ha, sản lượng 36.265,3 tấn. Năm 2021 khai thác 21.161,4 ha, sản lượng 35.752,09 tấn. Năm 2022 khai thác 21.554,4 ha, sản lượng 36.357,9 tấn.
Năm 2023 khai thác 22.473,9 ha, sản lượng 33.844,2 tấn. Trong 4 năm trở lại đây, chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của các dự án cao su tại Lào có xu hướng tăng nhờ diện tích vườn cây đưa vào khai thác tăng, sản lượng mủ khai thác tăng dần qua các năm.
Các công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 5.300 lao động với thu nhập ngày càng tăng, đảm bảo NLĐ được hưởng đầy đủ các dịch vụ y tế, giáo dục, tôn giáo; đầu tư các công trình hạ tầng xã hội trong và ngoài vùng dự án góp phần phát triển kinh tế – xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Góp phần thay đổi diện mạo địa phương nơi cao su đứng chân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của 2 đất nước.
Đóng góp lớn vào sự phát triển của VRG
Đầu tư tại Campuchia, Tập đoàn hiện có 16 công ty đầu tư cao su trải dài trên 7 tỉnh tại Campuchia, với diện tích 87.584,84 ha. Những năm qua, diện tích và sản lượng khai thác của khu vực Campuchia không ngừng tăng cao. Cụ thể: năm 2018 khai thác 33.020 ha, sản lượng 36.034 tấn. Năm 2019 khai thác 47.000 ha, sản lượng 52.000 tấn. Năm 2020 khai thác 61.000 ha, sản lượng 86.782 tấn. Năm 2021 khai thác 74.680 ha, sản lượng 116.100 tấn. Năm 2022 khai thác 83.325 ha, sản lượng 124.332 tấn. Năm 2023 khai thác 85.281 ha, sản lượng 140.829 tấn (chiếm 31,65% sản lượng toàn Tập đoàn). Dự kiến những năm tiếp theo sản lượng sẽ tăng trung bình 10% năm. Campuchia đang là khu vực có sản lượng lớn thứ 2 của Tập đoàn sau Đông Nam bộ, góp phần gia tăng năng lực sản xuất cao su thiên nhiên của Tập đoàn trong bối cảnh diện tích vườn cây cao su tại Việt Nam đang có xu hướng giảm dần gần đây.
Với mong muốn làm những gì tốt nhất cho NLĐ, để họ có thể thụ hưởng những chế độ chính sách của dự án phát triển cao su mang lại, các công ty đã đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội với tổng giá trị hơn 60 triệu USD, tạo việc làm cho 17.576 lao động, với thu nhập bình quân hơn 8 triệu đồng/người/tháng.
Trong quá trình hoạt động, các công ty cao su tại Lào và Campuchia luôn thực thi chiến lược phát triển bền vững. Các công ty đã đầu tư cơ sở hạ tầng, nhờ vậy, NLĐ có đường sá đi lại dễ dàng, có nơi ở kiên cố, có điện nước sinh hoạt, có trạm xá khám chữa bệnh miễn phí, có trường học và có cả chùa phục vụ đời sống tâm linh, hơn 23.000 lao động bản địa đang yên tâm gắn bó với công việc, có cuộc sống ấm no dưới màu xanh cao su.
THẢO MY
Related posts:
- Cao su Phước Hòa được các cấp ghi nhận bằng nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý
- Đội U13 Xí nghiệp 30/4 vô địch giải U13 Cao su Bình Long
- Nơi đất khó “vượt mốc” kế hoạch
- Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh khám, phát thuốc và quà c...
- Cao su Điện Biên chúc mừng báo chí dịp 21/6
- Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đạt nhiều thành quả nổi bật
- Cao su Nghệ An: Đặt mục tiêu tăng trưởng 30% trong năm 2024
- Hát lên vì ngày mai
- Cao su Bà Rịa cần phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa các kế hoạch đề ra
- Cao su Hòa Bình về trước kế hoạch 25 ngày