CSVN – EUDR là Quy định của Liên minh Châu Âu về việc giảm thiểu nạn phá rừng, được ban hành nhằm đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào EU không góp phần vào nạn phá rừng. Ngày 30/12/2024 là ngày chính thức thực thi EUDR, đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp cao su trong việc đảm bảo tính minh bạch và bền vững của chuỗi cung ứng. TCT Cao su Đồng Nai đã thành công trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn EUDR và sẵn sàng cho các đơn hàng đi Châu Âu.
Các yêu cầu khắt khe của EUDR
EUDR ảnh hưởng đến 7 mặt hàng cụ thể – ca cao, cà phê, đậu nành, dầu cọ, gỗ, cao su và gia súc và các sản phẩm phát sinh của chúng, cũng như các sản phẩm được làm từ những mặt hàng này (ví dụ lốp xe, đồ gia dụng từ gỗ). EUDR sẽ yêu cầu các công ty nhập khẩu những mặt hàng này vào EU phải chứng minh sản phẩm không liên quan đến phá rừng. Không phá rừng có nghĩa là các sản phẩm đến từ các lô đất không xảy ra nạn phá rừng hoặc suy thoái rừng, theo định nghĩa trong EUDR, kể từ ngày sau 31/12/2020.
EUDR yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp minh chứng về nguồn gốc nguyên liệu của họ để đảm bảo rằng không có sự liên quan đến nạn phá rừng. Điều này bao gồm việc sử dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc tiên tiến và các công nghệ mới nhất để theo dõi quá trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
Doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá rủi ro, có hệ thống quản lý rủi ro, có cơ chế theo dõi và kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về chống phá rừng. Cụ thể cung cấp đầy đủ thông tin, bao gồm các thông tin cơ bản theo Điều 9 EUDR: Mô tả sản phẩm, bao gồm tên chung của loài và tên khoa học đầy đủ. Số lượng tính bằng kilôgam, thể tích hoặc số lượng mặt hàng hoặc đơn vị bổ sung theo quy định Mã hệ thống (Harmonized System code). Nước sản xuất. Tọa độ địa lý của tất cả các mảnh đất nơi khai thác mủ và gỗ. Ngày hoặc khoảng thời gian thu hoạch. Thông tin thuyết phục và có thể kiểm chứng sản phẩm cao su hoặc gỗ cao su được khai thác hợp pháp theo luật pháp liên quan của quốc gia. Thông tin có tính thuyết phục và có thể kiểm chứng về sản phẩm mủ hoặc gỗ cao su không có nạn phá rừng. Thông tin về sự tôn trọng nhân quyền, quan tâm hỗ trợ cộng đồng, các hộ tiểu điền cũng như có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Ông Đỗ Minh Tuấn – TGĐ TCT Cao su Đồng Nai, cho biết, TCT đã hoàn thành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ vườn cây đến nhà máy và tới tay khách hàng. Hệ thống theo dõi và ghi nhận đường đi của sản phẩm từ nguyên liệu ban đầu đến thành phẩm cuối cùng, bao gồm tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến, vận chuyển, phân phối và bán hàng. Hệ thống bao gồm cơ sở dữ liệu, các quy tắc phân tách nguyên liệu và một hệ thống lưu trữ, vận hành thông tin qua nền tảng điện toán đám mây. Đầu ra của hệ thống là các tuyên bố thẩm định đến tay khách hàng, ứng dụng mobile cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc nguyên liệu lô hàng.
Hệ thống traceabiltiy của TCT, với khả năng minh bạch hóa toàn bộ chuỗi cung ứng từ vườn cây đến tay khách hàng, không chỉ đáp ứng các yêu cầu của EUDR mà còn tạo dựng niềm tin cho thị trường quốc tế.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sử dụng các công nghệ ArcGIS Online (Tạo bản đồ, xây dựng ranh giới lô vườn cây theo chuẩn tọa độ địa lý, chuỗi cung ứng hiển thị đường đi của sản phẩm từ nguồn gốc đến tay người tiêu dùng. Đánh giá không phá rừng, dùng để phân tích mất rừng hay suy thoái rừng), Webapp (Cho phép người dùng dễ dàng truy cập và quản lý thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Lưu trữ dữ liệu về nguồn gốc sản phẩm. Tích hợp với các hệ thống khác. Tự động hóa quy trình. Cập nhật dữ liệu về nguồn gốc sản phẩm theo thời gian thực), Mobile app (Thu thập dữ liệu về nguồn gốc sản phẩm trực tiếp từ hiện trường, bao gồm thông tin về nguyên liệu, quy trình sản xuất và lịch sử vận chuyển. Sử dụng mã vạch hoặc mã QR để xác định sản phẩm và truy cập thông tin về nguồn gốc sản phẩm) và nền tảng Cloud Computing (Cho phép người dùng truy cập hệ thống truy xuất nguồn gốc từ bất cứ đâu có kết nối Internet. Đảm bảo tính bảo mật. Cho phép hệ thống truy xuất nguồn gốc mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Chia sẻ thông tin về nguồn gốc sản phẩm với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng và với người tiêu dùng).
Lợi ích của việc sử dụng các công nghệ này là tăng cường tính minh bạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và giúp tăng cường sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhiều giải pháp đáp ứng EUDR
Nguồn nguyên liệu tự khai thác và chế biến của TCT có nhiều thuận lợi vì đã có bản đồ số và tọa độ địa lý từng khu vực trồng và cập nhật thường xuyên. 4 nông trường đã có chứng chỉ PEFC, 3 nhà máy đã có chứng chỉ CoC. Nhân sự có chuyên môn về GIS. Sau năm 2020 không nông trường nào thuộc diện làm suy thoái rừng. Canh tác hợp pháp trên đất được Nhà nước giao. Dễ tổ chức quản lý nguồn nguyên liệu… Để đáp ứng EUDR, TCT biên tập lại bản đồ số có sẵn theo yêu cầu của EUDR. Ưu tiên nguồn nguyên liệu từ các nông trường có chứng chỉ PEFC và nhà máy có chứng chỉ CoC. Mở rộng nguồn nguyên liệu ra các nông trường còn lại khi thị trường có nhu cầu.
Nguồn nguyên liệu thu mua tiểu điền có thuận lợi là quy mô nhỏ, dễ thay đổi mô hình tổ chức. Diện tích nhỏ, dễ số hóa bản đồ. Cơ hội nâng cao giá trị sản phẩm khi tuân thủ EUDR. Có sự hỗ trợ của Tổng công ty trong cam kết phát triển bền vững. tuy nhiên, khó khăn khi hầu hết chưa có bản đồ. Qua rất nhiều đại lý thu mua nên mất dấu nguyên liệu. Chi phí tăng khi tuân thủ EUDR. Một số có thể không đủ tiềm lực đầu tư hệ thống truy xuất nguồn gốc riêng… Giải pháp đáp ứng EUDR, TCT sẽ đồng hành cùng thương nhân và tiểu điền, hỗ trợ số hóa bản đồ, thu thập thông tin thửa đất, thu thập bằng chứng đất hợp pháp, hỗ trợ đánh giá không làm suy thoái rừng. Phân tích nguyên liệu, có lịch sử khai thác, lịch sử giao nhận, tách biệt có tọa độ và không có tọa độ, hợp pháp và chưa hợp pháp, tuân thủ EUDR và chưa tuân thủ EUDR. Chia sẻ lợi nhuận chênh lệch khi tuân thủ EUDR. Tiểu điền tham gia vào hệ thống một cách chủ động trên tinh thần hợp tác, công khai minh bạch chuỗi hành trình sản phẩm đến tiểu điền.
“EU đến thời điểm hiện tại chưa công bố chính thức các yêu cầu cụ thể để tuân thủ EUDR, hệ thống thẩm định cũng đang trong giai đoạn phát triển. TCT sẽ liên tục theo dõi và cập nhật các thay đổi trong quy định để điều chỉnh hệ thống traceability cũng như hệ thống đánh giá của doanh nghiệp để thích ứng với các thay đổi trong quy định của EUDR” – ông Đỗ Minh Tuấn, cho biết.
PHƯƠNG NGHI
Related posts:
- Nâng cao hiệu quả, phát huy thế mạnh các khu công nghiệp
- Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Ấn Độ: Kêu gọi Chính phủ cấm nhập khẩu găng tay có clo
- Viên nén, mặt hàng tiềm năng của ngành chế biến gỗ
- VRG triển khai sản xuất mủ SVR 10 mix trên địa bàn Tây Nguyên
- Geru Star đẩy mạnh công tác gia công cho đối tác
- Gỗ MDF VRG Kiên Giang: Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định
- Sôi nổi Ngày hội việc làm Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su
- Gỗ Thuận An tham gia Hội chợ gỗ quốc tế Vifa Expo
- VRG Khải Hoàn nỗ lực thực hiện cao nhất kế hoạch năm 2023
- "Geru Star quyết tâm hoàn thành sớm các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2023"