CSVN – Sau quá trình nghiên cứu, FSC và PEFC đã tiến hành cập nhật các tiêu chí, tiêu chuẩn trong hệ thống chứng chỉ để phù hợp với thực tiễn và thích ứng với yêu cầu của EUDR.
FSC ban hành Mô-đun phù hợp với Quy định của EUDR
FSC đã công bố Mô-đun quy định FSC (FSC Regulatory Module), Khung đánh giá rủi ro FSC (FSC Risk Assessment Framework) và các Hướng dẫn (Advice Notes) để tăng cường cam kết đối với lâm nghiệp bền vững. Mô-đun quy định FSC và Khung đánh giá rủi ro FSC bao gồm Chứng nhận FSC phù hợp với EUDR (FSC Aligned Certification for EUDR). Khung đánh giá rủi ro và các thay đổi khác trên toàn hệ thống cũng được áp dụng đồng thời cho các sở hữu chứng chỉ không bị ảnh hưởng bởi EUDR.
Mô-đun bổ sung tự nguyện mới – FSC-STD-01-004 FSC hỗ trợ tuân thủ EUDR thông qua yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung về Quản lý rừng bền vững (FM), Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) và Chứng nhận gỗ được kiểm soát (Controlled wood) cũng như hướng dẫn về các thông tin bổ sung cho các tổ chức cấp chứng chỉ. Mô-đun phác thảo các hệ thống thẩm định nghiêm ngặt, tiến hành đánh giá rủi ro kỹ lưỡng với Khung đánh giá rủi ro của FSC và duy trì tài liệu về chuỗi cung ứng minh bạch.
Khung đánh giá rủi ro FSC FSC-PRO-60-006b hiện đã được phát hành chính thức và cung cấp công cụ toàn diện cho các công ty để đánh giá và giảm thiểu rủi ro khi tìm nguồn cung ứng nguyên liệu từ rừng. Với 64 chỉ số đánh giá rủi ro liên quan đến các khía cạnh xã hội và môi trường có liên quan, Khung đánh giá rủi ro của FSC phù hợp với các yêu cầu quy định của EUDR để đảm bảo tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm.
PEFC công bố Mô-đun PEFC EUDR DDS
Sau khi được Đại hội đồng phê duyệt, cuối tháng 7/2024, PEFC đã công bố PEFC ST 2002-1:2024, Các yêu cầu đối với việc triển khai Hệ thống thẩm định chi tiết PEFC EUDR (PEFC EUDR DDS).
Trong tài liệu này, các tổ chức được chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm PEFC có thể tham khảo các bước có thể thực hiện để sử dụng chương trình PEFC nhằm triển khai Hệ thống thẩm định (DDS) nhằm chứng minh mức độ tuân thủ EUDR Tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm liên quan được làm từ rừng và nguyên liệu và có thể được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, ở cấp độ toàn cầu, bởi bất kỳ tổ chức nào nắm giữ hoặc đăng ký chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm được PEFC công nhận.
Tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi các tổ chức được xác định là các nhà khai thác (operators) và/ hoặc thương nhân (traders) tiến hành nhập hoặc cung cấp các nguyên liệu và/hoặc sản phẩm từ rừng và cây trên thị trường Liên minh châu Âu (EU) và/ hoặc xuất khẩu từ thị trường EU.
Tiêu chuẩn cũng có thể được sử dụng bởi các tổ chức có trụ sở bên ngoài lãnh thổ EU mà không trực tiếp đưa hoặc cung cấp nguyên liệu và/hoặc sản phẩm từ rừng và cây trên thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường EU, nhưng nguyên liệu hoặc sản phẩm cuối cùng sẽ được cung cấp cho khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động trên. Song song đó, PEFC sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững PEFC (ST 1003) để đảm bảo rằng nguyên liệu thô được chứng nhận PEFC lấy từ rừng được chứng nhận PEFC phù hợp với EUDR.
P.V (Theo VRA)
Related posts:
- Khuyến khích không cạo đèn như Phú Riềng
- Geru Star tài trợ bóng thi đấu cho Giải bóng đá Press Cup 2023
- Góp ý xây dựng cơ cấu giống cao su
- Khung pháp lý để hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững
- Tiểu điền chăm sóc cao su cầm chừng, chờ giá mủ lên
- Áp khí Ethylene kết hợp khoan lấy mủ: Hiệu quả kinh tế cao?
- Continental nâng cao tính bền vững của cao su thiên nhiên với “chất đánh dấu vô hình”
- Nâng cao chất lượng sản phẩm cao su, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
- Nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng tại Hội nghị nông nghiệp Cao su Mang Yang
- Cảnh báo bệnh hại cao su đầu mùa mưa