CSVN – Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, Cao su Dầu Tiếng là một trong những đơn vị đi đầu của Tập đoàn chuyển đổi phát triển các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) với tổng diện tích đã thực hiện 360 ha.
Thời cơ thuận lợi
Cao su Dầu Tiếng đứng chân trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nơi có hơn 7.000 ha sản xuất NNUDCNC với các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Đặc biệt, Bình Dương có 2 khu dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích gần 1.000 ha trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Với riêng Cao su Dầu Tiếng, những diện tích được quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hệ thống điện lưới, đường giao thông thuận lợi, tiếp giáp với kênh thủy lợi Phước Hòa, hồ Dầu Tiếng, sông Thị Tính cũng là thuận lợi lớn trong việc cung cấp nguồn nước, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp ra thị trường tiêu thụ. Với tình hình giá mủ cao su ở mức thấp, khó khăn rất lớn đối với hoạt động SXKD của công ty, đây cũng là động lực để công ty quyết tâm xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, chuyển dần sang phát triển NNUDCNC, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển bền vững.
Những giải pháp đồng bộ
Phát triển NNCNC là mục tiêu hướng đến của Cao su Dầu Tiếng trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có thể phát triển NNUDCNC cần có các điều kiện tiên quyết như: khả năng tài chính, khả năng tiếp thu và ứng dụng, trình độ khoa học công nghệ và cơ chế chính sách, thị trường tiêu thụ… Chính vì vậy, quá trình đầu tư phát triển NNCNC sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt để giải quyết.
Trước hết, công ty sẽ tập trung công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tiếp cận và nắm bắt trình độ khoa học công nghệ, phối hợp với các nhà khoa học, các viện, trường, các doanh nghiệp tổ chức các hội nghị, diễn đàn, hội thảo khoa học về công nghệ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được tiếp cận khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất phù hợp điều kiện thực tế của địa phương và phù hợp với xu hướng tất yếu của thị trường. Trong đó, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về NNCNC của các nước và của các đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực này là điều kiện có tính chất quyết định để nâng cao hiệu quả.
Đồng thời, công ty sẽ tiếp tục hợp tác liên kết với các đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực NNCNC nhằm tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất và giúp công ty có thêm nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro tài chính. Với quỹ đất đang quản lý, công ty sẽ quy hoạch những diện tích đất có quy mô lớn liền vùng, liền khoảnh, có điều kiện tự nhiên thích hợp để hình thành các trang trại và thành lập các vùng NNUDCNC thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn ở quy mô công nghiệp. Đồng thời, sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, hệ thống điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương.
Bên cạnh đó, công ty sẽ đẩy mạnh cơ giới hóa và tự động hóa trong phát triển NNCNC nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng, hình thành quy trình sản xuất cho từng loại cây trồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế cụ thể của địa phương nhằm phát huy tối đa tác dụng của những yếu tố tự nhiên và cơ sở vật chất sẵn có để nâng cao năng suất và hiệu quả của NNCNC.
ĐÀO PHONG
Related posts:
- Nông trường VII, Cao su Lộc Ninh về trước kế hoạch sản lượng 37 ngày
- Cao su Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập
- Chung lưng đấu cật
- Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su tổ chức chương trình “Tết đoàn viên – Xuân chia sẻ”
- Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đạt nhiều thành quả nổi bật
- Tháng cuối năm ở Cao su Nghệ An
- Các công ty cao su Tây Nguyên: Lao động ổn định
- Thu nhập người lao động Cao su Phú Riềng dẫn đầu khối cao su
- Khu công nghiệp đóng góp vào sự phát triển chung của VRG
- Cô “Công nhân Cao su Việt Nam ưu tú” tâm huyết với ngành