Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử – Sinh thái (1897 – 1975)

CSVN – (Tiếp theo kỳ trước)

Vấn đề sức khỏe trong những quy định đầu tiên về lao động

Tháng 11 năm 1917, nhiều năm sau khi các điền chủ người Pháp đưa ra những yêu cầu về việc cung cấp một cách ổn định nguồn lao động giá rẻ và yêu cầu chính quyền quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý số dân này, Toàn quyền Đông Dương đã thành lập một ủy ban để soạn thảo các quy định cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và khai thác mỏ.

Thẻ công tra của công nhân cao su.
Công nhân cao su thời Pháp
Những quy định bất lợi cho công nhân

Ủy ban này đã thành lập đoàn thanh tra lao động đầu tiên cho Nam Kỳ – một trong năm xứ của Đông Dương thuộc Pháp”. Chủ tịch ủy ban, cũng là một thanh tra về những vấn để chính trị và hành chính, đã nói rõ về sự cấp bách của việc điều hòa nguồn lao động nhập khẩu và vai trò của chính quyền vừa là người bảo vệ cho dân bản xứ, vừa là người hỗ trợ cho doanh nghiệp. Trong một bức thư vào tháng 4 năm 1918, vị chủ tịch đã viết:

“Quá trình thực dân hóa của người châu Âu ở Đông Nam Kỳ là một cuộc cách mạng đang bắt đầu và sẽ không chỉ có những đồn điền cao su mà còn có cả đồn điền cà phê, cọ dừa, chuối, mía, ngô… bao phủ vùng đất đỏ và đất xám. Tất cả sẽ không thể tiến hành được nếu không có lực lượng lao động nhập khẩu mà tôi hy vọng rằng sẽ chỉ toàn người Đông Dương. Trong hàng ngàn lao động hiện có, đa số cần phải được thay thế. Đây rõ ràng sẽ là một sự dịch chuyển thiết thực của dân số. Phải có một sự trừng phạt rất nghiêm khắc đối với cả người lao động và người sử dụng lao động; những hình phạt phải công bằng: với người lao động, đó là những khoản tiền phạt, nhà tù, việc kéo dài thời hạn hợp đồng; đối với người sử dụng lao động, đó là những khoản tiền phạt lớn”.

Thành phần của ủy ban chịu trách nhiệm soạn thảo những quy định về lao động năm 1918 cho thấy lợi ích của các chủ đồn điền đã chi phối những cuộc thảo luận đến mức nào. Trong số 14 thành viên của ủy ban, có 4 người Pháp là giám đốc đồn điền cao su và 1 người là chủ đồn điền lúa gạo, 5 thành viên là các quan chức thuộc địa người người Pháp mà 3 người trong số họ có quyền lợi gắn với sự phát quan chức thuộc triển kinh tế của các tỉnh miền đông. Chỉ có 2 thành viên là người Việt Nam: một đốc phủ sứ – một vị trí công chức và một kỹ sư nông nghiệp. Hai thành viên còn lại của ủy ban là một bác sĩ người Pháp và một thư ký. Không có đại diện của người lao động trong ủy ban này.

Quy định đầu tiên, ban hành vào ngày 9/11/1918, yêu cầu người Việt trưởng thành phải mang căn cước. Mặc dù các loại thẻ thuế đã được sử dụng nhưng chúng không tinh vi và có thể bị chỉnh sửa. Thẻ căn cước mới bao gồm hình ảnh của chủ sở hữu cùng dấu vân ngón tay cái – hai điều này giúp người chủ lùng bắt người lao động dễ dàng hơn. Những thay đổi quan trọng nhất trong số những quy định về lao động đi cùng với quy định thứ hai được ban hành vào ngày 11/11, đề cập đến hợp đồng ba năm đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và một số quy định khác. Những chủ đồn điền từ lâu luôn kêu than rằng họ không thể ràng buộc về phương diện pháp lý đối với công nhân người Việt trong thời gian lâu hơn một năm. Nghị định ban hành ngày 11/11 định rõ nhiều hình phạt đối với người lao động, trong đó hình phạt lớn nhất dành cho hành động chống đối, “bỏ trốn” và phá hoại tài sản của công ty. Bản dự thảo ban đầu có một điều khoản cho phép các điền chủ có quyền truy bắt những công nhân rời khỏi đồn điền và người lao động phải trả chi phí cho việc này.

Phó Chủ tịch của Hiệp hội Chủ Đồn điền Cao su Đông Dương đã nói lên điểm của các chủ đồn điền khi ông ta “nhận thấy rằng những định hiện tại được truyền cảm hứng bởi công việc cao quý nhằm cung cấp cho những người có thiện chí và tích cực phục vụ (ví dụ như các chủ đồn điền) những phương tiện để họ đóng góp một cách hiệu quả cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của thuộc địa”.

Tuy nhiên, chuyên gia về pháp luật của ủy ban nói rằng điều khoản đó hạ thấp công nhân xuống thành nô lệ. Chuyên gia này lưu ý rằng không có luật nào ở Pháp yêu cầu chính phủ bắt giữ những lao động đang bỏ trốn cho người chủ của họ. Ông cũng lưu ý rằng, việc thực hiện những “cuốn sách nhỏ về lao động” (work booklets) đã bị bãi bỏ ở Pháp trong thế kỷ XIX vì những người chủ đã lạm dụng hệ thống này bằng cách đánh dấu một nguyên nhân của việc chấm dứt hợp đồng lao động, trên thực tế là đưa những công nhân vào “danh sách đen”.

Theo những ghi chép từ cuộc họp, vị chuyên gia “đánh giá rằng các mục của Điều 33 là vô ích trên phương diện luật pháp và trong thực tế: đưa những cá nhân đã từ chối làm việc một nơi phải quay trở lại đó, hơn nữa còn buộc người lao động phải trả những chi phí cho việc truy đuổi và bắt giữ chính mình. Theo quan điểm của ông ấy, đó là chế độ nô lệ”. Bản cuối cùng của những quy định về lao động được ban hành năm 1918 không có điều khoản nào về việc truy bắt những công nhân đang bỏ trốn song lại có nhiều điều khoản khiến cho “việc bỏ trốn” có thể bị trừng phạt bằng những khoản tiền phạt nặng và có thể bị tống giam. Nội dung luật này không đề cập việc những công nhân bỏ trốn có thể bị bắt và đưa ra tòa như thế nào, hay đơn giản là họ có bị đưa trở lại đồn điền và chịu những trừng phạt ngoài khuôn khổ pháp luật hay không”.

Lệnh cấm người lao động bán lại thực phẩm

Chính phủ tìm cách xoa dịu những lời buộc tội về sự bóc lột bằng cách đưa ra những điều khoản nhằm đảm bảo điều kiện sống và điều kiện làm việc có lợi cho sức khỏe. Những điều kiện này bao gồm nhà ở, chăm sóc y tế miễn phí, lương thực đầy đủ và bảo vệ các bà mẹ. Ngày 23/11, thanh tra lao động địa phương được lập ra ở Nam Kỳ. Chức thanh tra lao động này phải hướng tới một sự cân bằng đầy tế nhị giữa những lợi ích của các điền chủ, của người lao động và của chính phủ; chủ tịch ủy ban nhấn mạnh cần phải thuê một người có trình độ cao. Còn các điền chủ lại xem thanh tra lao động như một công cụ khả thi để lùng bắt những người lao động “bỏ trốn”.

Hai điền chủ nằm trong ủy ban này lập luận rằng “thanh tra lao động ở Nam Kỳ không nên bị giới hạn để trở thành một cơ quan kiểm tra bình thường, nhưng cũng nên được cấp một ngân quỹ, một phần trong số phục rằng thanh tra lao động nên báo cáo trực tiếp với Thống đốc đó để trả chi phí cho việc điều tra”. Ngoài ra, các điền chủ còn thuyết Nam Kỳ, vì họ thích giải quyết với chính quyền thuộc địa hơn là với một hệ thống tư pháp tiềm ẩn khả năng gây phiền hà, rắc rối.

Một vấn đề quan trọng khác là thực phẩm. Phiên bản cuối cùng của quy định năm 1918 không xác định rõ tổng số thực phẩm mà đồn điền cần cung cấp, không quy định những mức dinh dưỡng cho hợp đồng lao động cụ thể. Những người mộ phu đã lợi dụng sự không rõ ràng này làm cơ sở để đưa ra những lời hứa giả dối về khẩu phần lương thực miễn phí, và các đồn điền cũng không bị bắt buộc phải cung cấp khẩu phần gạo hàng ngày cho đến khi điều này được bổ sung trong những quy định về lao động năm 1927. Thậm chí sau đó, gạo cũng chỉ được cung cấp cho những phu công được thuê mướn sau khi những quy định về lao động năm 1927 được ban hành.

Thành viên duy nhất của ủy ban nêu lên vấn đề lương thực là ông Bùi Quang Chiêu – kỹ sư nông nghiệp, chủ báo và là một người theo chủ nghĩa lập hiến. Trong một cuộc trao đổi ngắn, ông Chiêu cho rằng người lao động nên được quyền bán phần thực phẩm do chủ lao động cung cấp mà họ không dùng tới. Một điền chủ và vị bác sĩ không đồng ý với ông, tuyên bố rằng tình trạng suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật ở các đồn điền và cho rằng không thể tin tưởng vào những công nhân trong việc để họ tự chăm sóc sức khỏe của chính mình. “Lệnh cấm [người lao động bán lại thực phẩm] được ấn định bởi đoạn thứ năm”, họ khẳng định, đó “là hệ quả tất yếu của nghĩa vụ được trao cho các điền chủ để chăm sóc sức khỏe và thể chất của những cu-li” Những quy định về lao động năm 1918 thậm chí còn định ra mức phạt tiền từ 1 đến 10 franc và 1 đến 3 ngày giam trong tù đối với hành vi bán lại thực phẩm do đồn cung cấp. Điều này làm dấy lên nhiều câu hỏi chưa có lời đáp trong suốt thập kỷ tiếp theo.

HÀ KHUÊ

(trích từ Sách “Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử – Sinh thái (1897 – 1975)” của tác giả Michitake Aso, NXB tổng hợp TPHCM, tháng 6/2023)

(Xem tiếp kỳ sau)