Tổ chức mạng lưới kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ và quản lý kỹ thuật vườn cây cao su kinh doanh

CSVN – Ngày 1/3, HĐQT VRG có Quyết định số 35/QĐHĐQTCSVN về việc ban hành quy chế tổ chức mạng lưới kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ và quản lý kỹ thuật vườn cây cao su kinh doanh.

Kiểm tra kỹ thuật công nhân trên vườn cây. Ảnh: Hoàng Bách

TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN KIỂM TRA CỦA TỪNG CẤP

Tổ chức mạng lưới

Tập đoàn hình thành mạng lưới kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ hoạt động theo quy chế thống nhất nhằm mục đích:

– Đôn đốc việc chấp hành Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2020.

– Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tay nghề công nhân thu hoạch mủ.

– Phát huy hết khả năng của vườn cây về năng suất, chất lượng sản phẩm và góp phần tăng năng suất lao động.

– Làm cơ sở cho việc khen thưởng kỹ thuật, trả lương sản phẩm và sắp xếp lao động hợp lý cho vườn cây kinh doanh.

Cấp Tập đoàn, Công ty và Nông trường, mỗi cấp thành lập tổ kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ, biên chế từ 2-5 người (tùy theo quy mô diện tích vườn cây kinh doanh tại đơn vị); cấp Đội/Tổ sản xuất thì cán bộ quản lý trực tiếp kiểm tra.

Cán bộ kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ phải là người nắm vững Quy trình Kỹ thuật cây cao su (QTKT), có kinh nghiệm về chuyên môn quản lý thu hoạch mủ trên vườn cây kinh doanh, có trách nhiệm và năng lực quản lý tốt.

Nhiệm vụ và quyền hạn kiểm tra của từng cấp Cấp Đội/Tổ sản xuất:

Đội trưởng, Tổ trưởng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ hàng ngày và hướng dẫn, sửa chữa các sai sót cho công nhân trong Đội/Tổ sản xuất của mình.

Thường xuyên có mặt trên lô, kiểm tra toàn diện từng phần cây, có sổ sách ghi chép, theo dõi từng công nhân. Trường hợp công nhân quá kém về kỹ thuật, hay cố tình vi phạm QTKT thì Đội/Tổ trưởng có quyền ngăn chặn lỗi sai phạm và lập biên bản gửi lên cấp trên để có biện pháp xử lý thích đáng.

Ngoài ra Đội/Tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện sản lượng, chất lượng mủ của từng phần cây trong diện tích Đội/Tổ mình quản lý.

Cấp Nông trường:

Tùy theo quy mô diện tích vườn cây kinh doanh của đơn vị để định biên tổ kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ cho phù hợp:

– Tổ kiểm tra kỹ thuật trực thuộc Ban Giám đốc Nông trường.

– Có nhiệm vụ: kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ cấp đội và tổ sản xuất trên toàn Nông trường; Kết quả kiểm tra là cơ sở để xét trả lương, thưởng, phạt kỹ thuật và đề nghị nâng bậc lương cho công nhân thu hoạch mủ.

– Định kỳ kiểm tra 01 lần/ tháng.

– Phương pháp kiểm tra:Kiểm tra từng phần cây theo phương pháp thống nhất toàn Tập đoàn, câỵ kiểm tra phải được đánh dấu lỗi rõ ràng; khi có khiếu nại của công nhân, phải tổ chức kiểm tra xác minh lại.

– Yêu cầu kiểm tra khách quan, chính xác, phải bảo đảm phản ánh đúng chất lượng vườn cây đang được thu hoạch. Kiểm tra kỹ thuật cấp Nông trường có quyền:

– Đình chỉ những công nhân, tổ/đội mắc sai phạm nghiêm trọng.

– Đề xuất chuyển những công nhân kém về kỹ thuật thu hoạch mủ sang làm công việc khác;

– Giám sát, báo cáo với Giám đốc Nông trường về tình hình quản lý công tác kỹ thuật thu hoạch mủ tại đơn vị phụ trách; đề xuất/kiến nghị xử lý cán bộ quản lý tổ/đội không làm tròn trách nhiệm như: buông lỏng trong quản lý, không có khả năng khắc phục sai sót về kỹ thuật cạo và có số công nhân đạt loại trung bình – kém chiếm tỷ lệ cao.

Cấp Công ty:

Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức việc kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ của Phòng Quản lý Kỹ thuật:

– Nhân sự tổ kiểm tra kỹ thuật thu hoạch mủ nằm trong biên chế Phòng Quản lý Kỹ thuật;

– Định kỳ kiểm tra 03 tháng/lần;

– Có nhiệm vụ: Phúc tra kỹ thuật thu hoạch mủ từng Nông trường.

Phương pháp kiểm tra:

Mỗi đội/tổ kiểm tra ít nhất 1 phần cây ngẫu nhiên, đối chiếu kết quả kiểm tra của nông trường, nếu có sai lệch quá một bậc (ví dụ: từ yếu qua khá) phải thống nhất nguyên nhân đánh giá. Riêng những đơn vị yếu kém, tập trung kiểm tra thường xuyên; chú ý giám sát kỹ thuật thu hoạch mủ trên các vườn cây nhóm I-II.

Tổ chức kiểm tra chéo giữa các Nông trường vào dịp cuối năm, tổng kết xếp hạng từng đơn vị để xét đề xuất khen thưởng cuối năm.

Tổ kiểm tra kỹ thuật cấp Công ty có quyền:

– Tổ chức kiểm tra xác minh các trường hợp vi phạm cấp dưới báo cáo lên và kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp tùy theo mức độ vi phạm.

– Trường hợp cán bộ quản lý kỹ thuật đội/tổ, nông trường mắc sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý kỹ thuật thu hoạch mủ, thường xuyên vi phạm QTKT, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng vườn cây, thì có đề xuất yêu cầu cấp quản lý trực tiếp của cấp vi phạm đó xử lý.

– Đại diện tham gia vào việc xét trả lương, xét thưởng, phạt kỹ thuật các cấp trong Công ty.

Cấp Tập đoàn:

Tổng Giám đốc Tập đoàn có trách nhiệm chỉ đạo phân công; Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức phúc tra định kỳ và thường xuyên đối với tất cả các đơn vị thành viên.

Định kỳ hàng năm, phúc tra kỹ thuật thu hoạch mủ và công tác quản lý vườn cây cao su kinh doanh ít nhất 1 năm/lần/3 đơn vị theo khu vực. Chọn 50% số lượng các nông trường hoặc tối thiểu 03 nông trường của đơn vị thành viên, chọn lô bất kỳ để kiểm tra toàn bộ nội dung trong QTKT của vườn cây cao su kinh doanh.

Kết quả phúc tra được đưa vào biên bản đánh giá thực trạng chất lượng vườn cây, công tác quản lý vườn cây, tay nghề công nhân thu hoạch mủ tại đơn vị và đề xuất với Lãnh đạo Tập đoàn có xử lý với trường hợp vi phạm nghiêm trọng, không chấp hành QTKT.

NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT THU HOẠCH MỦ VÀ QUẢN LÝ VƯỜN CÂY CAO SU KINH DOANH

Đối với công tác quản lý vườn cây cao su kinh doanh

– Mức độ ghi chép sổ sách theo quy định (đủ sổ, thường xuyên, chính xác)

– Mức độ thực hành công việc hàng ngày của Đội/ Tổ trưởng (kiếm tra kỹ thuật, điều hành công cạo, xử lý sai sót của công nhân).

– Chế độ báo cáo theo quy định của Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2020 (tại điều 128, mục VII, chương VIII, trang 117)

Đối với kỹ thuật cạo của công nhân thu hoạch mủ

Yêu cầu hồ sơ công nhân thu hoạch mủ phải có chứng nhận đào tạo nghề đạt yêu cầu;

Trên vườn cây chọn kiểm tra, các tiêu chí kỹ thuật được chấm trên cây chọn ngẫu nhiên (cây không bị dị dạng, không phải cây thực sinh, cây khô mặt cạo từ 50% trở lên); trừ cấp Tập đoàn là chọn 03 cây ngẫu nhiên/ lô để phúc tra, các cấp kiểm tra kỹ thuật từ Đội/ Tổ sản xuất, Nông trường, Công ty đều chọn chấm 05 cây ngẫu nhiên/phần cạo.

Các tiêu chí kỹ thuật kiểm tra gồm:

  1. Độ sâu cạo: (điều 110 — QTKT 2020)

Độ sâu cạo quy định cách tượng tầng từ lmm — l,3mm tùy theo mùa.

Mỗi cây chọn kiểm tra được đót 03 điểm trên đường cạo để xác định mức độ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về độ sâu của nhát cạo: 02 điểm ở 02 đầu cách góc tiền, góc hậu 2cm – 3cm, 01 điểm ở giữa đường cạo.

Các lỗi vi phạm về độ sâu cạo:

  • Cạo sát:       <lmm

Cạo cạn: + Cạo cạn nhẹ:             >l,3-l,5mm

+ Cạo cạn nặng:          >l,5mm

Cạo phạm: trên toàn nhát cạo có vết chạm gỗ, mức độ vi phạm tùy thuộc vào chiều dài và chiều rộng vết phạm:

Chiều dài Chiều rộng

+ Cạo phạm nhẹ:                        < 5mm    <3mm

+ Cạo phạm nặng:                     > 5mm    > 3mm

CSVN

(xem tiếp kỳ sau)